Đứng trên triền dốc, tôi nhìn xuống con đường dẫn lối về nhà rông của làng vừa được trải bê tông. Trong màu xanh ngăn ngắt của trời, trong màu nắng vàng ngọt ngào như mật ong trải đều trên từng mái nhà, từng đám cây bụi nhỏ, từng chiếc lá khô cong giòn như đang cùng bắt tay nhau nhảy theo giai điệu của gió trời.
Năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống của biết bao người. Những ngày cuối năm, dù cũng háo hức, mong chờ đến Tết, nhưng trong sự háo hức, mong chờ ấy vẫn xen lẫn không ít nỗi lo toan.
“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” không chỉ là khẩu hiệu mà phải là hành động cụ thể của mỗi người trong lời ăn, tiếng nói, cách viết mỗi ngày. Cùng với tiếp nhận những cái mới, cái đẹp thì việc không sử dụng, loại bỏ những yếu tố thiếu chuẩn mực, không phù hợp ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt, đến văn hóa ngôn ngữ là hết sức cần thiết.
Mỗi sáng thức dậy, trừ những ngày mưa, Hân bắt đầu một ngày của mình bằng việc leo lên tảng đá xám như con voi phủ phục trước điểm trường đón bình minh lên.
Những ngày này, người dân ở khắp các thôn, làng nô nức tham gia Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay phải giới hạn số lượng người dự. Tuy nhiên, mỗi người dân ở các thôn, làng, khu dân cư đều hướng về Ngày hội.
Mỗi năm, cứ đến Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi lại nhớ da diết mái trường làng, nơi gắn bó suốt tuổi thơ, và những thầy, cô giáo đã từng dạy mình. Càng thấy thương nhớ những món quà 20/11 trong sáng nhưng đầy ắp nghĩa tình của tuổi học trò vụng dại.
Hắn bừng tỉnh giấc khi tiếng chiêng du dương vọng tới. Gió lùa trên mái nhà sàn xào xạc. Vậy là hắn đã sống trọn một ngày, một đêm ở khu vườn xanh mát ở vùng ven thành phố này. Điều đó làm ông lão chủ nhà ngạc nhiên. Bởi khi đến đây, hắn chỉ xin ông ở lại một buổi sáng.
F0 trong cộng đồng, chuyện không mới nhưng luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân mỗi khi có ca bệnh xuất hiện. Tuy nhiên, mỗi người lại có cách tiếp nhận thông tin, ứng xử với tình huống này khác nhau, qua đó, thể hiện tinh thần và ý thức trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh.
Có gì đó khang khác trong sớm nay. Một chút se lạnh. Một chút hanh hao… Cái se lạnh chẳng đến mức phải quàng thêm khăn, phải dày thêm áo, mà chỉ cần kéo tấm chăn đắp hờ hững. Cái hanh hao chẳng đến mức khô giòn lá rụng, mà chỉ kịp tô cho những chiếc lá lộc vừng bên ban công thêm chút sắc vàng.
Đêm nay, những cơn gió lạnh ùa về cuốn theo hương hoa sữa nồng nàn. Ngồi trong sân vườn, hít một hơi thật sâu, hương hoa như quấn lấy tôi, mọi cảm xúc cũ lại ùa về, nôn nao đến lạ thường.
Lần nào ghé thăm, già A No cũng kể cho tôi nghe đủ chuyện về làng. Từ những ngày lập làng mới, đến những đổi thay ở làng hiện nay… Và tôi để ý, trong bất cứ câu chuyện nào của ông cũng luôn có sự hiện diện của bến sông.
Chỉ qua một đêm mà gió reo trên ngọn cây, gió thổi qua mái nhà bỗng khác. Những phiến lá chuối trong vườn như chỉ chờ có vậy, bỗng xao xác, lật mình hứng gió Đông Nam, vẫy phành phạch. Mùa khô đến. Lặng lẽ và bất ngờ, không báo trước.
Bố không may gặp tai nạn và qua đời vào năm 2018, hai anh em Nguyễn Thái Dương và Nguyễn Thị Thảo Nguyên (thôn 4, thị trấn Sa Thầy) chỉ còn biết nương tựa vào mẹ. Vì mưu sinh, người mẹ cũng đành gửi 2 cháu cho bà ngoại Phạm Thị Phung chăm sóc rồi vào Bà Rịa-Vũng Tàu kiếm việc, hơn 3 năm nay chỉ vỏn vẹn vài lần gặp gỡ.
Dường như mùa Đông đã “chạm ngõ’’. Đêm và sáng sớm, tiết trời chuyển lạnh. Khoác chiếc áo ấm ra phố vào mỗi sớm mai, chợt quay quắt nhớ những ngày đông ở quê nhà.
Phụ nữ, thanh niên cần mẫn với công tác hậu cần, xung kích phục vụ trong các khu cách ly; người dân góp gạo, rau củ quả, mắm muối; người có nhiều góp nhiều, người có ít góp ít... đang lan tỏa ở khắp nơi trong tỉnh. Mỗi người dân bằng những việc làm thiết thực của mình đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống “giặc Covid -19” của tỉnh. Tất cả đều chung một tấm lòng, vì một mục tiêu để Kon Tum vượt qua khó khăn, an toàn và phát triển.
Trời dịu nắng rủ tôi về làng, với thân thương của gia đình chị. Cảm phục đức tảo tần sớm hôm chăm các con, lo cho chồng bị ốm, vậy là chia sẻ, là đồng cảm, là gắn bó. Đón chúng tôi, chị hồ hởi nắm tay thật chặt. Qua cái siết tay, tôi cảm nhận rõ từng nốt chai từ đôi bàn tay chị như dày hơn, sần sùi hơn, nhưng lúc nào cũng vậy, rất đỗi tin yêu, ấm áp.
Mưa nơi này không buồn day dứt như mưa xứ Huế. Không ồn ào, vội vã như mưa Sài Gòn. Lại càng không dai dẳng, buồn bã như mưa phùn ngoài Bắc. Nó sầm sập trút xuống như ai đó nghiêng vò mà đổ. Những hạt mưa rơi thẳng đứng xuống mái hiên, xuống lòng đường, xuống tất cả những nơi mà nó có thể thấm sâu vào đất, làm dịu đi cái nóng bức trước đó.
Già A Đáo ngồi bên bếp lửa, bập bập tẩu thuốc, nhìn về ngọn núi mờ mờ sau màn mưa, thủng thẳng nói: Tình cảm của dân làng với bộ đội biên phòng nhiều như lá cây trên núi kia; tình nghĩa giữa bộ đội biên phòng với dân làng cũng nhiều như nước dưới suối này.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.