Mới đó mà đã Tết. Không khí mùa Xuân rộn rã muôn nơi. Dù dịch bệnh Covid-19 dự báo có những diễn biến phức tạp, nhưng dường như mỗi người, mỗi nhà đều cố gắng để có được cái Tết đủ đầy.
Chiều qua phố thấy ngập tràn mai, đào khoe sắc mà lòng rộn rã niềm vui. Vui vì năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến mang bao dự cảm tốt lành. Vui vì sắp được trở về nhà đón một cái Tết sum vầy bên những người thân yêu của mình…
Gần tết, tại tỉnh ta và nhiều địa phương trong cả nước, không ít loại nông sản lại rơi vào tình cảnh “bí” đầu ra. Thế là, những cuộc “giải cứu”, kêu gọi người dân ủng hộ lại diễn ra. Nông sản ùn ứ, tắc đầu ra, được mùa rớt giá... là chuyện không mới, nhưng vẫn khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, trăn trở.
Để có mùa Tết ấm áp, sum vầy, an toàn, mọi người được bình yên, mạnh khỏe thì ngoài sự nỗ lực của các cấp, các ngành thì điều quan trọng là mỗi người cần phải nêu cao ý thức, xóa bỏ tâm lý chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19.
Theo con đường xẻ giữa quả đồi bát úp, tôi đi về làng. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, trời miền cao càng lạnh. Đứng trên đỉnh dốc nhìn về, sương mù giăng kín làng, quẩn quanh trên từng mái nhà sàn tạo nên vẻ bảng lảng mê hoặc. Làng khi ấy như được khoác tấm khăn voan trắng mỏng, phất phơ theo từng cơn gió thổi hun hút, ngóng đợi chút nắng ấm ban mai.
Những tờ lịch đã rụng dần về Tết. Vào khúc giao mùa, khi Đông vừa bước ra khỏi cửa mà Xuân mới lấp ló đầu ngõ, đừng ở yên trong nhà, hãy ra phố để tận hưởng gió Xuân, để dầm mình vào trong nắng, để nghe nhịp thở âm thầm của cỏ cây đang hé những mầm non bé xíu, xanh mướt.
Tâm mở cửa ngó ra đường mà giật mình. Nửa nôn nao, nửa thất thần khi thấy con đường rộng thênh thang đã và đang “thay áo”, rực rỡ sắc màu thay vì xám xịt bê tông.
Con trai, ngóng Tết luôn là cảm giác thú vị nhất của mẹ trong những ngày tháng Chạp. Kiểu Tết chưa đến nhưng lòng đã Tết này kéo dài cả tháng trời, dài hơn nhiều so với ba ngày Tết, bảy ngày xuân vẫn theo mẹ mỗi năm về.
Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, kéo theo đó là nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian này là rất lớn. Đây là nỗi lo chính của người tiêu dùng và là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng hiện nay.
Vượt qua cung đường đèo Măng Đen, trước mắt chúng tôi, dọc theo tuyến Quốc lộ 24 chạy qua trung tâm thị trấn Măng Đen là hai hàng cây mai anh đào khoe sắc hồng tinh khôi, thanh nhã. Trong tiết trời lành lạnh, mờ sương, đôi lúc còn lất phất vài hạt mưa bụi, nhìn những cô gái xênh xang váy áo, hững hờ khoác thêm khăn quàng cổ đủ sắc màu, điệu đà tạo dáng, chụp ảnh cùng mai anh đào mà cứ ngỡ đang lạc vào vườn hoa anh đào ở Nhật Bản xa xôi.
Gió bất chợt thổi xiết, xua những đám mây xám nặng nề dạt sang bên. Đứng ở triền dốc nhìn xuống, hắn thấy những chóp nhọn, những mái nhà ngói đỏ, những vạt rau xanh ngắt cũng hiện ra. Những giọt nắng chiều hiếm hoi đậu xuống vài cái lưng áo lom khom. Những giọt nắng ấy báo hiệu mùa Đông sắp hết.
Tôi thường hoài niệm về những ngày tháng đã qua. Không phải vì “đã già”, mà hoài niệm để không thể quên, để thấy cuộc đời này, dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn có những điều tốt đẹp. Và hoài niệm giúp tôi sống ý nghĩa hơn, với chính mình và với đời.
Những ngọn gió ráo khan thổi lồng lộng về xóm núi. Không ngủ được, A Huynh khoác áo ấm xuống bếp. Nó biết, cữ này pa (bố) nó đã dậy, đang nấu nước uống. Vả lại, nó có chuyện muốn bàn với ông.
Đã rất lâu rồi nó mới dạo phố khi đêm về. Những con phố chìm đắm trong tiết trời se lạnh, trong không gian tĩnh lặng của ngày đông khiến lòng nó lâng lâng bao cảm xúc.
Năm nào vào vụ gặt, tôi cũng về đồng đất Đoàn Kết. Về vựa lúa của tỉnh, chỉ nhìn thôi cũng thấy mê. Nhớ ngày mới vào Kon Tum, mỗi lần ngang qua cánh đồng Đoàn Kết lòng lại rưng rưng. Sao mà cảnh giống quê mình thế. Giống từ cánh đồng rộng nhấp nhô những lúa là lúa, giống mùi thơm nồng lúa chín, mùi ngai ngái rơm rạ, đến bữa cơm gạo mới chân chất tình người.
Tỉnh ta đang thực hiện trạng thái xã hội “bình thường mới”, đây chính là lúc người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch bệnh để có thể sống chung an toàn với Covid-19. Nhưng qua thực tế, nhiều người dân lại tỏ ra khá chủ quan, điều đó là nguy cơ đối với công tác phòng, chống dịch, đặc biệt hiện nay trên thế giới đã xuất hiện thêm biến chủng Omicron lây lan nhanh hơn chủng Delta.
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.