Thời gian qua, tỉnh ta rất chú trọng đến công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Trong đó, Nghị quyết số 08-NQ/TU về “Bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Tỉnh ủy đã đem lại động lực mạnh mẽ.
Trong chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh xác định du lịch cộng đồng là một trong những loại hình du lịch chủ đạo cần đẩy mạnh.
Măng Đen bao giờ cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với tôi. Có lẽ sự thôi thúc đó được khởi nguyên từ sự huyền bí của đại ngàn, của vùng đất “lắm mưa nhiều gió”, từ những ché rượu cần thơm lừng bên ngọn lửa bập bùng với những tiếng cồng, tiếng chiêng, những vòng xoang dặt dìu, da diết, từ sắc hồng dịu dàng, mênh mang của những hàng cây mai anh đào mỗi năm theo mùa về tô vẽ cho cảnh sắc Măng Đen thêm ngọt ngào, sống động.
Thời gian qua, tỉnh ta quan tâm bảo tồn, phục dựng và tổ chức các lễ hội truyền thống của cộng đồng các DTTS. Thông qua đó, góp phần nâng cao ý thức của đồng bào DTTS trên địa bàn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của từng cộng đồng DTTS tại chỗ, tạo nền tảng vững chắc, “sức mạnh nội sinh” để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Từ nhiều năm nay, đón Tết Nguyên đán đã trở nên quen thuộc trong đời sống của đồng bào Ba Na ở thành phố Kon Tum, bên cạnh việc các lễ, tết truyền thống của dân tộc Ba Na. Đây không chỉ là dịp người dân tổ chức các hoạt vui chơi, giải trí sau một năm lao động miệt mài, vất vả, mà còn là cơ hội để người dân cùng nấu và thưởng thức những món ăn độc đáo, hấp dẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Kon Tum là tỉnh giàu tiềm năng và có nhiều lợi thế để phát triển du lịch ổn định và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, trong thời gian qua tiềm năng và lợi thế này chưa được khai thác hiệu quả để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển.
Sáng 14/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc lớp tập huấn công tác tổ chức Đại hội TDTT các cấp, tiến tới Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VIII (năm 2026) và phổ biến môn thể thao Pickleball năm 2025.
Để tạo không gian hấp dẫn, nâng cao chất lượng phục vụ Tết Nguyên đán năm 2025, các điểm, khu du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn huyện Kon Plông đang tập trung mọi nguồn lực, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, dịch vụ, nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu tham quan, du lịch của du khách.
Khi đến với Kon Tum, ngoài tham quan cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng, phần lớn du khách còn rất thích thú tìm hiểu các lễ hội, văn hóa, bản sắc truyền thống của cộng đồng các DTTS tại chỗ; các địa điểm, công trình về văn hóa gắn với tâm linh, tôn giáo, lịch sử cách mạng truyền thống.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Tu Mơ Rông quan tâm gắn với phát triển du lịch, từ đó tạo ra các sản phẩm văn hoá đa dạng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Những người có uy tín ở huyện Sa Thầy không chỉ làm tốt việc vận động con cháu, nhân dân phát triển kinh tế mà còn là những nhân tố tích cực góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024 (Tuần Văn hóa - Du lịch) đã tiếp lửa cho nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cồng chiêng trong cộng đồng các DTTS.
Chiều 9/1, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động văn học, nghệ thuật năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Vận dụng linh hoạt Chương trình Giáo dục STEM vào thực tiễn, một số mô hình STEM do học sinh trên địa bàn tỉnh thực hiện đã góp phần tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS và quảng bá, phát triển du lịch của tỉnh.
Cục Di sản văn hóa (Bộ VH,TT&DL) vừa phối hợp với Sở VH,TT&DL tỉnh Kon Tum và Sở VH,TT&DL tỉnh Gia Lai tổ chức Lớp tập huấn “Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa người Xơ Đăng và Gia Rai” trong hành trình du lịch Gia Lai- Kon Tum. Lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ mô hình “Di sản kết nối gắn với hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các DTTS có di sản tương đồng” thuộc Dự án 6 (Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2025).
Trân quý văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na, bà Y Mưk (60 tuổi) ở làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) miệt mài đan lát và dệt thổ cẩm. Với bà Y Mưk, dệt thổ cẩm và đan lát tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng giúp bà thỏa niềm đam mê và cũng là cách để bà giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc mình.
Dòng chảy cuộn xoáy, xuyên qua những cánh rừng đại ngàn xanh thẳm, qua những thảm thực vật hoang sơ, rồi đổ ào xuống vách đá dựng đứng tạo nên dòng thác chảy từ lưng chừng xuống chân núi Ngọc D’ni hùng vĩ. Nhìn từ xa, có thể thấy dòng nước trắng xóa, “treo” lơ lững nổi bật trên nền xanh của núi rừng nguyên sinh. Đó là thác Đăk Chờ (làng Gia Tun, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi).
Thời gian qua, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động VH,TT&DL trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo ra nhiều “điểm sáng” trong lĩnh vực văn hóa, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của người dân.
Chiều 31/12, tại làng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ bàn giao Mô hình “Trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm trang phục truyền thống, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Xơ Đăng”.
Cùng với trang phục, nhạc cụ hay cồng chiêng, cây nêu bên mái nhà rông đã trở thành một biểu tượng linh thiêng, tín ngưỡng văn hóa độc đáo của cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh.