Tưởng chừng mùi hương sữa nhè nhẹ cùng cái vị ngọt ngọt của bánh ống chỉ còn trong kí ức, cho đến khi nó bắt gặp tiệm nổ bánh ống be bé của “ông Đông bánh ống” ở làng Kon Tum Kơ Pơng (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum).
Những ngày qua, câu chuyện hỗ trợ, giúp nhóm người khuyết tật Tự lực 1 ở thôn 5, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum tiêu thụ các loại chổi nhận được sự quan tâm của mọi người. Ai nấy đều cảm nhận được tinh thần nhiệt huyết, sự tương thân, tương ái; sự đồng cảm, chia khó của người dân trên địa bàn tỉnh.
Lạc quan nhưng không chủ quan. Để được hít thở không khí trong lành ngoài trời thay vì “khóa chặt và đông cứng”, mỗi người trong chúng ta nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch, thông điệp 5K, đặc biệt là khẩu trang và khoảng cách.
Với nhiều người, đang ở phố mà nghe đến “vùng ven” chắc chắn sẽ không mấy thích thú. Thế nhưng, “vùng ven” thành phố nơi mà nó đang sống luôn đem lại cho nó cảm giác ấm áp như đang được ở quê nhà vậy.
Người dân, dù chưa nắm rõ sẽ được tiêm loại vắc xin nào, tuy nhiên, ai nấy đều phấn khởi cung cấp thông tin theo yêu cầu. Ai cũng mong muốn sớm có vắc xin Covid-19 và mong tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh để phòng dịch bệnh
Nghe tiếng chào vội rồi quay nhanh để theo công việc, tôi mới nhận ra là cô bé hàng xóm cũ. Nhìn cô bé vốn thấp bé nhẹ cân nay kín mít trong bộ đồ chống dịch màu xanh bỗng tròn quay như chú mèo máy Đô Rê Mon thoăn thoắt ngược, xuôi phát xăng, cơm nước thiện nguyện… cho từng người dân từ các tỉnh, thành phía Nam trở về quê ở chốt kiểm soát dịch Sao Mai sao mà thấy ấm lòng.
Nghe cán bộ phổ biến chủ trương kêu gọi bà con trong thôn, trong xã có rau, củ, quả... ủng hộ cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn vì Covid -19, anh liền bàn với chị, sáng sớm mai, vợ chồng mình tranh thủ vào rừng hái măng. Kon Tum đang mùa măng, chịu khó một chút, hái được chút nào đem gửi bà con trong Nam đang gặp khó.
Ký ức của tôi về bà ngoại luôn gắn liền với tấm Bằng Tổ quốc ghi công đặt trên bàn thờ, bên cạnh bức ảnh đen trắng chụp người thanh niên mũi cao, mắt sáng- bác cả của tôi, một liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường Hồ Chí Minh- và ngôi mộ gió trên sườn đồi phía sau nhà.
“Thật tình, tôi không biết thứ trái chi chít, tua tủa gai thế kia, cái mùi thì rõ là khó chịu, có gì ngon mà khiến nhiều người chết mê chết mệt”- cô bạn phàn nàn khi theo nó đi thăm vườn sầu riêng. Còn nó thì lại như được trở về thời sinh viên nghèo khó với món xôi sầu riêng trứ danh của cô mình.
Tuần qua, có lẽ sự kiện thời sự nóng nhất, được người dân trong tỉnh quan tâm nhất đó là việc lần đầu tiên tỉnh ta ghi nhận một số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn. Lo lắng là tâm lý chung của nhiều người, nhưng có không ít tỏ ra thái quá tới mức hoang mang, hoảng sợ.
Tôi viết những dòng này mà không thôi nghĩ về doi đất đâm ra từ vệt rừng cao su xanh thẫm, và căn nhà vách bưng ván, mái lợp tôn lụp xụp nằm chót cùng doi đất. Ngôi nhà ấy chỉ cách đường biên, cột mốc mấy trăm mét. Ngồi trong nhà nhìn ra, có thể thấy những khoảnh mì cheo leo sườn núi của… nước láng giềng.
Kẻ ít người nhiều, với tinh thần tương thân tương ái, ai cũng đồng lòng hướng về Thành phố Hồ Chí Minh. Sức lan tỏa của tình thương, lòng nhân ái đã dẫn đường cho những chuyến xe 0 đồng từ phố núi Kon Tum, Gia Lai vượt cả ngàn cây số, xa xôi cách trở lăn bánh đến Thành phố mang tên Bác.
Ngày nóng, ngồi trong phòng mát rượi bởi máy điều hòa, nó chợt thấy nhớ và thương sao chiếc quạt mo ngày thơ dại. Chiếc quạt mộc mạc, dân dã ấy đã đưa chị em nó vào giấc ngủ thật ngon trong ngày hè oi ả suốt những năm tháng tuổi thơ.
Tuần qua, có lẽ sự kiện nhận được sự quan tâm nhiều nhất của cả xã hội là Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thêm một mùa thi đặc biệt nữa với đầy khó khăn, thử thách, nhưng điều đọng lại sau kỳ thi là ấn tượng về những nghĩa cử cao đẹp, việc làm ấm áp yêu thương.
Bà bán đậu hũ quẩy quang gánh qua nhà, mới cất tiếng rao văng vẳng, lũ trẻ đã xúm lại. Lấy cái đòn gỗ dắt một bên quang gánh, ngồi xuống bên gốc mít, một tay bà giở thùng đậu, tay còn lại lấy chén, làm thoăn thoắt để phục vụ các “thượng đế nhí”. Lớp khẩu trang che kín mặt, nhưng đôi mắt lấp lánh niềm vui, để lộ các nếp nhăn xếp li hai bên khóe.
“Để thấy đôi khi ta lạc lõng giữa đám đông/Nếu con đường vô tình đưa ta đến với nhau/Thì cùng tìm về em nhé/Ngồi chuyện trò cùng anh dưới hiên nhà/Cần một ngày cùng em dưới hiên nhà/Ngồi chuyện trò cùng nhau dưới hiên nhà/Thèm một ngày bình yên dưới hiên nhà”.
Đêm trước khi đi biên giới, gã gọi điện cho chú em lái xe ở văn phòng huyện hỏi thăm đường sá bây giờ ra sao. “Nhiều năm không đi, dù có nghe vùng đất ấy đã đổi thay nhiều nhưng cẩn thận vẫn hơn”- gã nghĩ thầm.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.