Tôi sinh vào đầu mùa Xuân, một ngày tháng Giêng ấm áp. Mẹ nói vì vậy nên đặt tên lót cho tôi là Xuân. Theo quy luật của đất trời, Đông tàn thì Xuân sang. Nói không ngoa chút nào, mùa Xuân là mùa của tình yêu. Thật đúng vậy, nếu chúng ta tinh tế một chút, ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của nó đến dường nào. Những cành mai vàng khoe sắc lung linh, cây cối đâm chồi nảy lộc, thêm chút nắng vàng ấm áp như báo hiệu một năm mới nhiều may mắn. Bởi thế nên tôi yêu mùa Xuân đến lạ.
Nàng Xuân đang bước đi từng bước những ngày đầu, tháng đầu theo chu kỳ lịch mặt trăng. Những bước đi của nàng khoan thai, ấm áp khiến bao người tin yêu, mong đợi.
Sáng cuối tuần, thức dậy ở một nơi cách thành phố 60km, nó mở toang cửa sổ để nhìn cho rõ những cánh hồng đã bung nụ từ đêm qua khoe sắc rực rỡ dưới màn sương. “Thật yên bình và nên thơ”, nó hét lên và háo hức bước ra khỏi căn phòng để đi về phía khu vườn đầy hoa. Hít thở thật sâu không khí trong lành, nó cảm nhận được mùi thơm của hoa cỏ đang lan tỏa thật dịu, thật êm xung quanh mình.
Thế rồi Tết cũng qua. Những ngày đầu tháng Giêng, cũng là đầu Xuân, đầu năm mới nhẹ nhàng trôi qua trong mơ màng của đất trời và phơi phới của lòng người.
Một kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài đã khép lại. Như mọi năm, ba mẹ lại gói ghém bánh mứt chuẩn bị cho hắn rời quê lên Tây Nguyên, bắt đầu những ngày quay cuồng với công việc của năm mới.
Theo quan niệm, mùa Xuân là mùa của trời đất giao hòa, mùa của sự khơi dậy của sức sống, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa khởi đầu một năm mới với khát vọng vươn lên ấm no cho muôn nhà. Vì thế, người dân Việt Nam ta thường có tục lệ khai xuân để mong mọi việc trong năm sẽ “thuận buồm, xuôi gió”.
Sông Đăk Bla là nét khắc họa không thể thiếu trong bức tranh toàn cảnh về cảnh sắc thiên nhiên cũng như trong quá trình hình thành và phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội Kon Tum.
Từ tuổi bé thơ đã gắn bó với nơi này, nên càng quý yêu hơn những mùa hoa trái. Bên cạnh những mùa hoa trái mang vị hương của đất lành cao nguyên suốt chặng dài 30 năm kể từ khi tỉnh được thành lập lại, vài năm gần đây thôi, Kon Tum cũng đã có thêm những loài mới được quen tên.
Sau một vòng tuần hoàn, Tết lại quay về với muôn người và muôn nhà. Có cái Tết đủ đầy sung túc, có cái Tết đơn sơ giản dị, có cái Tết bộn bề, có cái Tết thảnh thơi... Từ trong bao điều mới mẻ hôm nay, vẫn còn đâu đó những giá trị cổ truyền chưa hề bị mai một. Và tôi, tôi cũng có cho mình một ý niệm riêng về Tết.
Năm nay, Đông đến sớm. Như chưa kịp chờ cơn mưa cuối mùa đi qua thì gió lạnh đã theo về. Trời không còn sớm mà nắng chỉ vừa nhàn nhạt. Mẹ kê chiếc ghế gỗ quen thuộc ở góc sân, nhìn chị em bác cháu tôi xúm xít bên bếp than hồng chờ xoong mứt sớm đang tỏa hương thơm dịu nhẹ. “Mùi Tết đây rồi!...”- mẹ móm mém cười.
Trong nhà, nghe tiếng xe cub 50 nổ lạch bạch, cậu con đã đoán ra ông Hiệp- hàng xóm đang về. Chỉ đợi có thế, cậu chạy ra trước cổng, í ới chào ông thật to rồi long nhong chạy đuổi theo. Ông Hiệp làm nông, có một mảnh vườn rộng ngay trước nhà. Ngày nào, cậu con cũng mong đợi ông ấy về để được cùng cuốc đất trồng rau, băm mì, cắt cỏ cho bò.
Mới đó, thấm thoắt đã qua hai “mùa Covid-19”. Và cái biệt danh “H- Covid” hay “Phóng viên Covid-19” mà mọi người đùa vui đặt cho tôi cũng đã theo tôi ngần ấy thời gian. Ban đầu nghe gọi, tôi có chút ngại ngùng, xen lẫn cảm giác “như bị kỳ thị”, nhưng đến giờ cách gọi đó lại đem đến cho tôi cảm thân quen, thậm chí còn thấy vui, vì mình đã có những đóng góp nhỏ bé trên “mặt trận thông tin” về dịch bệnh.
Như đã thành thói quen khó bỏ, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về tôi thường tìm đến những vườn hoa để được ngắm nhìn những bông hoa ngát hương, thắm sắc. Cũng qua những lần đi ấy, tôi có cơ hội gặp gỡ 2 cô gái trẻ có chung đam mê, hơn thế, họ bận rộn sớm khuya để “chế tác” những bông hoa đẹp muôn màu, muôn vẻ cho đời.
Tết càng đến gần, trong câu chuyện thường ngày của người già trong làng, hắn càng hay nghe về hoa mai, về ao ước tái hiện làng Mai từng một thời tiếng tăm trên vùng đất Kon Tum đất lành chim đậu.
Tôi kiếm bà Hai – như kiếm tìm một phần của ký ức. Bà Hai – ngày trước, ở cùng xóm trọ. Ngày ấy, chúng tôi trọ học lớp 10, còn bà, người xa xứ, tìm về Kon Tum buôn bán với ước vọng có một tương lai tươi sáng hơn.
Tết là sum họp, là nhớ thương. Có nếm trải những ngày Xuân xa xứ mới hiểu thấu nỗi lòng của bao người làm ăn xa luôn đau đáu tìm đường về nhà khi năm hết tết đến!
Ở nơi ấy, trên khoảng nghiêng nghiêng, van vát giữa núi đồi và sông suối có một ngôi làng đang rộn ràng vào Xuân. Ở nơi ấy, có những ngôi nhà, những nụ cười, những bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa đang vẫy gọi tôi về.
Tết không những là thời khắc thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, giữa mùa Đông lạnh giá với mùa Xuân ấm áp khởi đầu cho mọi sự tốt lành, mà còn là những ước mơ hoài bão lớn lao của con người với mong muốn mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới an khang, thịnh vượng. Chính vì thế, chúc Tết là truyền thống cao đẹp đã được các thế hệ người Việt Nam từ mọi miền đất nước giữ gìn và lưu truyền.
Phố đang ở những ngày cuối đông, đầu xuân- quãng thời gian đẹp nhất trong năm, khi muôn hoa bắt đầu khoe sắc. Tiết trời dịu nhẹ. Nói nóng không phải, nói lạnh cũng không đúng. Chỉ biết rằng, cứ sóng sánh như rượu cần ủ lâu, ngọt mà không nồng, đủ làm say lòng người.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.