Tiếng khóc yếu ớt của đứa trẻ trong đêm mưa lạnh bị bỏ rơi trước cổng chùa đã lay động đến người phụ nữ, khiến bà dừng bước. Bà cúi xuống, ôm lấy sinh linh bé nhỏ vào lòng như thể ôm cả một định mệnh. Năm tháng trôi qua, đứa trẻ bị bỏ rơi ngày nào nay đã trưởng thành, nhưng những ước mơ và dự định cùng mẹ của nó mãi mãi không thể thực hiện được.
Hôm nay, ngày 11/5 là Ngày của Mẹ. Và cũng hôm nay, con nhận được hai mặt bức ảnh đen trắng với khổ ảnh chỉ nhỏ bằng nửa lòng bàn tay mẹ gửi qua zalo cho con. Mặt trước bức ảnh là đứa trẻ nằm chống hai tay trên mặt bàn, đầu ngóc cao, đôi mắt nhìn chăm chăm về phía trước. Mặt sau bức ảnh là dòng chữ nắn nót của mẹ ghi đầy đủ họ tên của con, ngày tháng năm sinh và ngày tháng năm chụp bức ảnh. Nhẩm sơ phép trừ thì lúc đó con hãy tròn 5 tháng tuổi. Ngắm tới, nhìn lui bức ảnh ố vàng mà trong con- giờ đã sắp chạm ngõ năm mươi- như được bước lên cỗ máy thời gian trở về những tháng năm yêu thương xa ngái.
Mình rất thích câu kết trong tản văn “Gáy người thì lạnh” của Nguyễn Ngọc Tư: “Một cuốn sách thì cả khi chìa gáy ra, người ta cũng nhận ra một cái gì đó ấm áp, trao gửi”. Không ấm áp, không trao gửi sao được khi đi qua biết bao những trang sách dẫu đã cũ, dẫu đã ố vàng, dẫu đôi khi bị đứt quãng vì chỗ rách, chỗ thiếu lại là cả thế giới mênh mang huyền ảo, đưa mình đến muôn nẻo thật đẹp của ước mơ, để quên đi những thiếu thốn đủ bề của những tháng năm gian khó.
Tháng Tư lại về, năm nay niềm vui này càng lớn hơn khi cả nước kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). 50 năm- một chặng đường đủ dài để nhìn lại quá khứ, để tri ân những người đã ngã xuống, để tự hào về một Việt Nam vững mạnh, kiên cường và đang dần khẳng định mình trên chính trường thế giới. Còn với Nam, ngày này vô cùng quan trọng bởi trong trái tim cậu mãi khắc ghi những chuyện kể của bà.
Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.
Cà phê, với nhiều người ở Kon Tum, không còn là một thứ đồ uống đơn thuần, mà đã trở thành một người bạn. Mỗi lần ngồi bên ly cà phê, trong lặng im, là mỗi lần miên man với những nỗi niềm thầm kín.
Tháng Tư về, những cơn mưa trái mùa cũng bắt đầu chen ngang giữa những ngày nắng nóng. Nắng, mưa đan xen khiến lòng người dậy lên ký ức đẹp đẽ của những chiều mưa nơi quê nhà.
Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.
Mùa Xuân đã cạn ngày. Thời tiết giao giữa Xuân và Hè khá “ẩm ương”, sáng thì ẩm, chiều thì khô; sáng và đêm se lạnh, trưa và chiều thì nắng nóng hừng hực.
Tháng Ba, nắng vàng như rót mật xuống cánh đồng làng, bà con đang gặt lúa. Bức tranh quê ngày mùa ngỡ chỉ còn trong ký ức vậy mà nay lại hiển hiện ngay trước mắt. Cố hít lấy hít để mùi thơm của lúa mới, của rạ rơm mà như thấy cả bầu trời tuổi thơ đang trở về.
Ngày chúng mình còn nhỏ, cũng tầm này chị nhỉ, mẹ thường lục tục soạn sửa cất bớt vài ba chiếc áo mùa đông và thể nào cũng lẩm nhẩm đọc câu ca “Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân”.
Ở làng, chiều đến rất nhanh. Dường như chưa kịp nói lời chia tay, mặt trời đã từ từ khuất dần sau dãy núi. Đám trẻ ở làng chỉ chờ có thế, đứa nào đứa nấy đen nhẻm đang mải mê chạy nhảy trước sân, líu ríu kéo nhau về nhà. Chị gái ra chiều hiểu chuyện luôn miệng giục giã hai đứa em tắm táp cho sạch sẽ, rồi nhanh nhảu rút mấy thanh củi nhóm bếp lửa nấu cơm tối.
Ở nơi ấy, người với sông, bãi với người gần nhau như hơi thở. Nghĩ cũng lạ, đất nhỏ nhoi, những phận người cũng nhỏ nhoi, nhưng lại là một phần không thể thiếu làm nên sức sống cho một vùng đất.
Xem ánh trăng sáng vằng vặc và cuộc sống bình yên nơi chốn quê nhà qua một clip được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo lan truyền trên mạng xã hội mà thấy có gì đó thật nhớ nhung, tiếc nuối. Đó là bức tranh làng quê của ngày xa xưa, nơi tuổi ấu thơ tôi lớn lên ở đó.
Khúc sông này, hầu như lần nào về làng, tôi cũng đứng lại thật lâu và loay hoay chụp vài tấm ảnh. Như để được ngắm nhìn trọn vẹn bầu trời xanh, núi rừng xanh, dòng sông xanh uốn lượn mềm mại và khói bếp quẩn quanh trên những mái nhà của ngôi làng nhỏ bên sông. Và như để khắc ghi, để được nghe dòng sông thầm thì kể chuyện bãi bồi bên sông bốn mùa hiền hòa, xanh ngát, kể chuyện làng, kể chuyện sông tháng tháng năm năm nương tựa vào nhau lắng đọng những ân tình.
Tháng Ba, sương sớm giăng khắp làng, phủ lên những ngôi nhà sàn vững chãi tựa vào triền núi. Qua màn sương mỗi lúc mỗi mỏng dần, qua những tia nắng sớm mai dần soi rọi, ngôi làng dưới chân núi của già càng ánh lên nét tươi mới, bình yên, hiền hòa, đong đầy bao yêu thương, che chở.
Nhiều khi cuộc mưu sinh cứ cuốn người ta vào vòng xoáy của công việc, quên đi mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Cho đến khi có chút rảnh rang dạo phố mới ngỡ ngàng bởi nắng bọc xung quanh; mới hay mình đang đi giữa những ngày tháng Ba.
Tháng Ba, tôi thường được đọc, được nghe những câu chuyện về một thời lửa đạn, về ngày giải phóng tỉnh. Tất cả đều là những lát cắt, chi tiết đắt, được chọn lọc một cách tự nhiên và đầy chân thực. Sau đó, việc của tôi chỉ là sắp xếp các lát cắt, các chi tiết ấy lại thành một câu chuyện.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.