Mấy hôm này nắng đã hửng dần, trời đã hanh hao sau những ngày dài mưa tầm tã. Xé tờ lịch đón chào ngày mới, em nhận ra mình đang dần đi qua những ngày cuối của năm. Chẳng mấy chốc nữa những ngày này, tháng này và cả mùa đông này nữa cũng dần trôi, cũng chìm khuất vào thời gian.
Tôi và Tuấn dừng xe ở đầu con dốc nhìn về phía ngôi làng nằm giữa sườn núi. Gió thổi từ phía rừng cao su tới đem theo thứ âm thanh trong trẻo quẩn quanh, như tiếng sơn ca, như tiếng suối reo, làm tâm hồn rung lên nhè nhẹ.
Tranh đấu mãi với chính mình, cuối cùng tôi cũng tung được tấm chăn ra. Trong loáng choáng men rượu còn vương vít, tôi nghe tiếng cồng chiêng bung biêng vọng tới, lúc xa lúc gần.
Tháng Mười Một, hoa dã quỳ ở Tây Nguyên bắt đầu bung hoa khoe sắc vàng rực rỡ. Từng cánh hoa mỏng manh đung đưa trong gió khoe sắc dưới tiết trời se lạnh mới đẹp làm sao.
Cũng tầm này chị nhỉ, khi những cơn gió trở mùa ngang qua, thể nào mẹ cũng mở tủ lấy mấy chiếc chăn bông ra đặt ở cuối góc giường, rồi lấy áo bông, áo len, khăn quàng cổ, mũ len ra, nhắc mấy chị em mình trời trở lạnh rồi, nhớ mặc áo, quàng khăn vào cho đủ ấm.
Mùa Đông hẳn là phải lạnh rồi, nhưng với chị thì lại khác, có những mùa Đông không hề lạnh. Ấy là khi chị được đón tụi nhỏ về nhà, được ôm chúng vào lòng để vỗ về trong từng giấc ngủ, miếng ăn.
Đang ngang qua cánh đồng, nghe văng vẳng câu hát “Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi. Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm” từ phía nhà ai vọng lại mà trong tôi một nỗi nhớ thương thật hiển hiện, thật rõ nét. Cảm giác như đang được dạo bước trên con đường làng mỗi năm hai mùa ngan ngát mùi rơm rạ, cảm giác hình bóng quê hương gợi thương, gợi nhớ, đôi khi chỉ bắt đầu từ mùi thơm thơm của những cọng rơm vàng.
Qua điện thoại, tôi nói rằng sẽ đi chơi xa một chuyến. Ai dè Hai Triều “cười đểu”, ý bảo “bớt nổ đi, câu này đã nghe bao nhiều lần rồi”. Tôi cáu: Lần này là thật. Phải nạp lại năng lượng thôi. Vậy thì sao lại không lên chỗ tôi chơi? Hai Triều rủ rê.
Sáng sớm, chị đã làm tôi ngạc nhiên khi nói sẽ đưa đi ăn đặc sản “bún tôm quê mình” ngay tại “phố núi” Kon Tum. Hai chị em chạy xe vài phút đến một quán ăn nhỏ nằm gần cầu Đăk Bla.
Trời trở lạnh, tự nhiên cái vị giác cũng muốn thay đổi theo mùa. Các món ăn mát lành của ngày nắng nóng nhường chỗ cho những món ăn phải có chút gì đó nong nóng mới chịu được.
Đã bao lần con cất tiếng gọi “mẹ ơi”? Làm sao mà con đong, làm sao mà con đếm được. Chẳng phải, những tất bật rồi cũng chảy qua ngày. Những nụ cười giòn tan và cả cái cau mày khó chịu của ai đó rồi cũng đi qua. Chỉ trong những góc rất lặng, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi buồn, mỗi vui, hai tiếng “mẹ ơi” vẫn luôn khắc dấu trong tim, vẫn luôn thiêng liêng đến nao lòng.
Tháng Mười tới, nhẹ nhàng lắm. Với một buổi sáng mờ sương, gió se se lạnh xào xạc trên tán lá. Đi trên hè phố ngắm lớp rêu mới còn xanh mịn hôm nào nay đã úa vàng, lại thấy chộn rộn trước dòng chảy thời gian.
Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.
Không lâu sau khi ba qua đời vì ung thư, mẹ cũng phát hiện mắc căn bệnh quái ác ấy. Vì gia cảnh khó khăn, mẹ từ chối chữa trị. Hai anh em Lê Thành Phố (lớp 9A) và Lê Thành Đô (lớp 6A) Trường TH – THCS Lê Quý Đôn (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) nỗ lực vừa chăm sóc mẹ vừa tiếp tục học tập, mong chờ một phép màu.
Già làng bập bập tẩu thuốc, dáng vẻ trầm tư. A Nguýt và mấy thanh niên ngồi xung quanh, ánh mắt đọng lại trên gương mặt quắc thước. Từ khi đi dự Đại hội các DTTS về, nhiều lúc già cứ trầm tư như vậy.
Hôm qua, mẹ gọi điện nói rằng gió đổi mùa đã về, trời se se lạnh rồi, nhớ giữ ấm nhé. Người già như mẹ, như cha đều đã khoác thêm chiếc áo rồi. Vội vã kết thúc cuộc gọi, còn nói với theo dặn, cha mẹ đừng dậy sớm đi bộ ngoài trời. Vậy mà chỉ nghe mẹ hỏi thăm có thèm bắp rang không, lòng mình lại xốn xang chi lạ, chỉ muốn dừng bao công việc đang chờ đang đợi kia để thầm thì cùng nỗi nhớ niềm mong.
Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.
Ở quê, thế hệ 8x như tôi, gần như đứa nào cũng từng đi nhặt phế liệu. Không phải vì mưu sinh, mà là niềm vui thích muốn tự kiếm thu nhập cho riêng mình.
Ngay cả bây giờ, cứ tới bữa cơm là cả nhà chị ai cũng đòi ăn cơm cháy. Cái vị thơm thơm, cắn một miếng thấy giòn rụm trong miệng khiến chị nhớ về những bữa cơm gia đình ngày còn khó khăn.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.