Lập gia đình xong, hai vợ chồng chị dùng hết số tiền tích góp dành dụm được và vay mượn thêm để mua đất xây nhà ở phố. Trên mảnh đất nho nhỏ, anh chị xây căn nhà cấp 4 xinh xinh, và không quên chừa góc nhỏ phía trước để làm vườn. Chị nói, anh chị là “dân quê”, nên có sống ở phố thì cũng muốn có góc vườn để tạo không gian thoáng đãng và quan trọng nữa là cần lắm rau sạch cho bữa ăn gia đình.
Ai lớn lên từ đất quê ruộng làng hẳn chẳng thể nào quên những ngày chạy thóc. “Chạy” trong trường hợp này là động từ, diễn tả một hành động nhanh, liên tục và rất gấp rút. Mà không nhanh, không gấp rút sao được khi phải chạy đua kẻo trời đổ mưa xuống thì bao công sức một nắng hai sương cả mấy tháng trời bám lấy hơi thở của phù sa, của đồng ruộng có mà thành công cốc.
Mỗi lần nghĩ đến những món ăn đượm tình quê, tôi lại nhớ ngay đến món canh chua mẹ nấu. Món ăn dân dã nhưng đậm đà hương vị không thể thiếu trong bữa cơm của mỗi gia đình.
Con trai, tối hôm qua, mẹ và các bác, cậu cùng nhau trở thành “anh hùng bàn phím” của nhóm Viber đại gia đình chỉ về một chủ đề là khoai lang đấy. Có lẽ con không biết mà cũng không bao giờ biết, rằng đã có thời thơ dại, như con bây giờ, mẹ và các bác, cậu đã gắn bó với cây khoai lang, đã thèm thuồng, đã vồ vập với các món làm từ khoai lang như thế nào.
“Tiết kiệm” là từ mà tôi nghe rất nhiều trong những ngày dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Từ những lao động phổ thông đến người làm “nhà nước”, ai nấy đều gặp khó khăn, mất thu nhập hoặc thu nhập bị giảm sút, buộc phải dùng đến số tiền tiết kiệm dành dụm được để trang trải chi tiêu trong thời buổi khó khăn.
Bà Tám túc tắc ra chợ, gương mặt tươi hẳn chứ không còn rầu rĩ như những ngày trước. Gặp mấy cô bán hàng quen, bà vui vẻ kể rằng, gia đình con gái bà đã được đón từ Bình Dương về. Hiện đã vào khu cách ly tập trung, đủ 14 ngày sẽ về nhà. Ai cũng mừng cho bà Tám.
Tuần qua, câu chuyện “nóng” được nhiều người dân tỉnh ta quan tâm và chia sẻ nhiều nhất có lẽ là việc tỉnh tổ chức đón 470 công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương về quê tránh dịch. Đây không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm chính trị mà hơn hết cho thấy nghĩa tình quê hương với những người con xa quê trong lúc hoạn nạn.
Ai sinh ra, lớn lên ở vùng đồng quê, hẳn không xa lạ gì với cây rơm. Hắn cũng vậy! Bởi nhà làm nông, nên ở góc vườn luôn có cây rơm. Có lúa là có rơm, một lẽ đương nhiên mà thôi.
Các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, người dân tìm hiểu về cội nguồn, về những con người có công với dân tộc, với địa phương và đất nước.
Những tồn tại, vướng mắc trong các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp là vấn đề không mới nhưng lại chưa bao giờ cũ. Phải làm sao “gỡ nút thắt”, để việc tạo sinh kế cho người dân thực sự hiệu quả, tránh lãng phí nguồn kinh phí hỗ trợ.
Trên đường đi, A Đáo nhớ mãi lời dặn của Chủ tịch Hưng lúc chiều, khi vào thăm chốt: Anh em nhớ thường xuyên tuần tra lối đi xuyên núi nhé. Phải hết sức cảnh giác, vì ngoài chốt Quốc lộ, các lực lượng của tỉnh, thành phố làm chặt, sẽ có đối tượng tìm đường đi vòng để né chốt, nếu mất cảnh giác, để lọt người nhiễm bệnh vào địa bàn thì hậu quả rất nặng nề.
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, cùng với các lực lượng tuyến đầu như y tế, công an, bộ đội…không thể không nhắc đến đội ngũ tình nguyện viên của các tổ Covid-19 cộng đồng. Với sự nhiệt huyết và tình yêu thương, họ như những “lính trinh sát” luôn theo dấu, bám sát và ngăn chặn kịp thời những đối tượng nguy cơ, góp phần bảo vệ sự an toàn của cộng đồng.
Nó ngồi trên bức tường đá thấp, nhìn xuống sân trường, nơi đang râm ran tiếng cười, rộn rã loa đài; những bóng áo xanh đang tất bật căng phông bạt, kê bàn ghế. Chiều tối, ở dưới ấy sẽ tổ chức tặng quà Trung thu- nó náo nức nghĩ.
Sáng cuối tuần lướt facebook, thấy bạn đồng hương đăng bức ảnh những chùm chim chim, dủ dẻ chín đỏ rực hay vàng ươm với dòng trạng thái “Tuổi thơ ai đã từng”. Nhấn một like (thích) cho dòng trạng thái của bạn mà trong tôi miên man nhớ về những ngày thơ dại gắn với những chùm chim chim, dủ dẻ thân thương.
Những ngày cách ly tập trung là những ngày Hiền và mọi người được sống trong tình yêu thương. Và cô quyết định sẽ trở lại khu cách ly ngay khi có thể, cũng bởi yêu thương.
Cậu cháu mang ra một chồng sách mới được mua để khoe với cô rằng, năm nay chuyển cấp nên được bố mẹ “đầu tư”. Khỏi phải nói, cậu nâng niu, cầm quyển sách thơm tho, nhẹ nhàng tưởng như đang cầm vật gì dễ vỡ.
Thấy ba hân hoan khi xách về một bì quả sấu và liền những ngày sau đó dặn mẹ đi chợ nhớ mua rau muống nhé, cu con thắc mắc: Ba mê món rau muống luộc dầm trái sấu mẹ nhỉ! Mê đến mức con cảm giác ba có thể ăn từ ngày này sang ngày khác. Ừ, mẹ thấy, mẹ biết và mẹ cũng hiểu.
Mấy ngày qua, ngành Y tế gấp rút đào tạo, huấn luyện kỹ năng điều trị, chăm sóc người nhiễm Covid-19 cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế được động viên để chi viện cho các tỉnh phía Nam chống dịch. 30 “chiến binh” áo trắng tinh nhuệ của ngành Y tế tỉnh ta đã sẵn sàng chờ lệnh điều động của Bộ Y tế để lên đường vào tâm dịch, góp sức cùng miền Nam chống dịch.
Đã mấy chục năm trôi qua, nhưng mỗi khi mùa tựu trường đến, tôi vẫn thấy háo hức đến lạ. Sáng nay, nghe chị hàng xóm nhắc cô con gái chuẩn bị sách vở, ký ức mùa tựu trường lại ùa về với bao kỷ niệm khó quên.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.