Vào những ngày đầu đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, dưới mái nhà rông sừng sững, người Ba Na ở khắp các thôn làng trên địa bàn thành phố Kon Tum tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thời gian qua, các trường học trên địa bàn thành phố Kon Tum luôn nỗ lực trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực cho học sinh học tập, rèn luyện và trưởng thành.
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đăk Hà luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với đồng bào DTTS trên địa bàn. Đây được xem là “chìa khóa”, là “cần câu” để góp phần giúp đồng bào DTTS từng bước vươn lên, xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển.
Ở những xã vùng sâu, vùng xa ở huyện Tu Mơ Rông và Đăk Tô, đội ngũ những người giáo viên không chỉ vượt khó, tận tâm, tận tụy với nghề mà họ còn đã và đang gắng sức nâng tầm cho những sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa.
Làng chài Sê San 4 thuộc địa phận thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai. Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, 29 hộ dân (chủ yếu đến từ các tỉnh miền Tây) sinh sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện Sê San 4 đã “an cư lạc nghiệp”.
Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7. Người bán e thẹn, không rối rít mời chào, ấy vậy mà, các sản phẩm được bán nhanh như một cơn gió. Người mua tấp nập, người bán vui mừng, làm nên sự rộn ràng, phấn khởi ở chợ phiên Đăk Rơ Wa.
Với khuôn viên được xây dựng dưới tán rừng thông và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn, khu kinh tế đêm Măng Đen là địa điểm du lịch mới, thu hút nhiều người dân và du khách ghé thăm khi đến với Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen.
Những ngày cuối năm cũng là lúc người dân với bao bộn bề công việc, Tết sắp cận kề, hiểu được công việc nhân dân nên Ban Nhân dân, Ban công tác Mặt trận, Hội đồng già làng thôn Kon Rờ Bàng 1, xã Vinh Quang tổ chức cuộc họp toàn dân nhằm triển khai các hoạt động quan trọng. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được nâng cao, là cơ sở, là ngọn nguồn sức mạnh để Đảng phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị và tiếp thêm xung lực trong hành trình đổi mới, chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp, thực sự trở thành Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Dù bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão lịch sử năm 2009 nhưng được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, 15 năm qua, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Mô Bành 2 (xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông) phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực lao động, phát triển sản xuất, tạo sức bật cho vùng “rốn lũ” đổi thay từng ngày.
Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch Long An - Kon Tum được tổ chức tại tỉnh ta với nhiều hoạt động kết nối, chia sẻ, tham quan, khảo sát các điểm đến, mô hình, sản phầm du lịch trên địa bàn tỉnh. Những hoạt động đó đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng du khách tỉnh Long An.
Thông qua việc thực hiện các chủ trương, chính sách và sự hỗ trợ của cộng đồng, chúng tôi được biết nhiều hộ nghèo ở xã Sa Bình, huyện Sa Thầy được tiếp thêm động lực để vươn lên.
Nghề nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) đã được thử nghiệm và phát triển ở nhiều nơi trong tỉnh (Kon Plông, Đăk Glei). Tuy nhiên gần đây, tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) có một mô hình nuôi cá tầm được đầu tư bài bản của anh Nguyễn Bá Tấn (39 tuổi, quê Hà Nội), bước đầu cho kết quả tích cực và có triển vọng mở rộng trong thời gian tới.
Thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu quanh năm trong lành và mát mẻ. Nơi đây là địa điểm tuyệt vời dành cho người yêu thiên nhiên.
Với địa hình đồi núi dốc, có nhiều sông suối, cầu treo, cầu tạm, ngầm tạm hư hỏng, xuống cấp chưa được đầu tư, sửa chữa đã và đang gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân. Thực trạng đó, không những gây khó khăn, nhọc nhằn mà còn nguy hiểm cho người dân khi đi qua cầu treo, ngầm tràn, nhất là vào mùa mưa.
Tối 13/10 tại nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum), Lễ khai mạc Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 đã được diễn ra. Tại đây, màn công diễn vở múa đương đại SeSan đã tạo ấn tượng sâu sắc với người dân và du khách đến xem.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại từ năm 2005. Cồng chiêng được đồng bào các dân tộc Tây Nguyên xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên.
Trong 2 ngày (10-11/10), UBND tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV, năm 2024, với sự tham gia của 245 đại biểu tiêu biểu thay mặt hơn 324.000 đồng bào DTTS của 43 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh. Trong những ngày trước và trong Đại hội, UBND tỉnh tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa sâu sắc để góp phần làm cho Đại hội thành công tốt đẹp.
Tối 10/10, tại nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) diễn ra “Đêm hội cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum” với chủ đề “Âm vọng cội nguồn - Đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum”. Đây là một trong chuỗi những hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024. Nhiều tiết mục cồng chiêng, xoang, diễn tấu dân gian truyền thống của các dân tộc và các tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu, hấp dẫn được trình diễn trong sự kiện này.
5 năm qua, bà con thôn Trăng Nó - Kon Blo (xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy) đoàn kết, phát huy nội lực phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Với những thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III (2019 - 2024), thôn đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.