Phải đến lúc nắng chan hòa, gió liu riu thổi, trời cao xanh vời vợi, hắn mới biết là thời gian đã đổi sang một mùa mới. Cái chính là thời gian là thứ giỏi “giả bộ” nhất, khiến người ta mông lung.
Cuối thu, có những chiều mưa lắc rắc như rây bột lên những chùm hoa dại đang đua nhau khoe sắc hai bên đường làng. Trên những cánh hoa nhỏ li ti với đủ sắc màu còn đọng những giọt nước long lanh như hạt ngọc, cứ níu bước chân những người yêu vẻ đẹp chân phương, mộc mạc.
“Ơ Giàng, xin phù hộ cho cột nhà rông của làng luôn vững, mái nhà rông của làng luôn bền, dân làng làm được nhiều lúa gạo, không xảy ra dịch bệnh, ốm đau” - lời khấn của già làng A Thơr vọng về trong tiếng cồng chiêng, báo hiệu làng chính thức có nhà rông mới.
Đi săn mây đi. Những ngày này, sau mưa dầm dề, trời vừa tạnh ráo, mây lên dày và bồng bềnh lắm, chẳng còn gì thú vị hơn là đi săn mây. Như chỉ chực chờ nghe anh bạn rủ rê, đam mê “chủ nghĩa xê dịch” vốn tưởng ngủ quên từ lâu lắc lâu lơ bừng dậy, hắn liền gật gù, ừ, thì đi.
Chiều mưa rả rích, đứa bạn thân gửi cho tôi bức ảnh chụp những chiếc bánh đùng và than rằng “nhớ quá hương vị bánh đùng”. Ký ức những ngày thơ ấu đạp xe đi làm bánh đùng tưởng đã ngủ quên chợt sống dậy trong tôi.
Mỗi khi tháng Mười về lòng mình lại có điều gì lưu luyến, bâng khuâng. Cảm giác như dần xa những tháng ngày thu phố núi, nắng đến chói chang, mà mưa cũng dầm dề đất cát. Cảm giác những tháng ngày cuối năm cận kề, và một năm nữa lại sắp trôi qua như đánh thức bao nỗi niềm lắng đọng.
Tối hôm ấy tôi ở lại trong căn nhà sàn của già. Mặc cho cơn gió mang theo hơi lạnh từ con suối trong rừng sâu về, mặc cho cơn mưa giăng giăng qua mái nhà, rơi xuống từng giọt, từng giọt, bên bếp lửa hồng tỏa hơi ấm khắp không gian, cả chủ lẫn khách vẫn lúc rầm rì, lúc hào hứng với những chuyện xưa, chuyện nay.
Có thể với nhiều người, tên gọi bánh ổ nghe lạ lẫm, nhưng với tôi và những người con Bình Định, mỗi khi nghe nhắc đến lại thấy lòng cồn lên nỗi nhớ da diết về loại bánh dân dã này.
Lâu lắm rồi tôi mới được vui Trung thu cùng các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa. Nhìn các em đội mưa đến nhà rông của làng để tham gia Chương trình “Vui hội trăng rằm”, tôi lại nôn náo nhớ về những mùa Trung thu thời thơ ấu ở làng.
Mấy hôm nay mưa rả rích. Lười đi chợ, tôi cắm nồi cơm, lục tìm túi mè mà má gửi hôm trước, rang lên, giã với ít muối, thế là thành bữa. Bưng chén cơm trắng điểm lớp muối mè hơi cháy do vụng về, lại nhớ chén cơm trắng trộn muối mè béo béo, ngọt ngọt, mặn mặn, ăn kèm với rau muống hay rau lang luộc của má.
Men theo triền dốc trập trùng núi đồi về làng, nhìn những mầm xanh mơn mởn mới nhú lên trên những quả đồi bát úp mà chỉ khoảng mươi hôm trước hẳn còn một màu nâu nâu đất, cô lại nghĩ về một mùa gieo hạt mới.
Trong “gia đình” bún cá, thì tôi “nghiện” nhất là bún cá ngừ. Một món ăn dân dã, dễ nấu, tuy có hơi lạ với người ở 2 miền Nam- Bắc, nhưng lại rất quen thuộc, mang đậm hương vị quê hương của miền Trung nắng gió.
“Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa” (Bằng Việt) - câu thơ chẳng xa xôi, trừu tượng gì mà sao lại có sức lay động tâm hồn đến thế. Một ngôi nhà nào đâu chỉ là không gian sống, được xây cất dẫu to hay dẫu nhỏ bằng những vật liệu cụ thể, mà còn là tổ ấm, là nếp nhà vun đắp bằng những ấm áp yêu thương mỗi ngày.
Ngày 8/9, đại diện Báo SGGP phối hợp với chính quyền xã Đăk Pxi trao tặng số tiền 17 triệu đồng hỗ trợ gia đình chị Y Khổ (24 tuổi, thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà) để chị có thêm điều kiện chăm sóc 3 em trai mồ côi, cũng như tiếp sức cho các em đến trường. Đây là số tiền bạn đọc Báo SGGP ủng hộ giúp chị Y Khổ có thêm điều kiện nuôi các em ăn học.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.