Chị Y Bleng (ở thôn Măng La, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum) vẫn đang hằng ngày chật vật giữa việc kiếm tiền và chăm sóc chồng bị suy thận giai đoạn cuối, cùng đứa con út mắc bệnh não úng thủy.
Vào sáng Thu này, dạo bước trên những con đường rợp bóng cây xanh, chen lẫn bóng cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành mà thêm yêu “phố núi” Kon Tum.
Sinh ra ở làng, lớn lên từ làng, nên với tôi, hai tiếng “trường làng” thân thương lúc nào cũng in đậm trong tâm khảm với tất cả sự yêu quý và biết ơn. Bởi nơi đây đã nuôi dưỡng tâm hồn, dạy dỗ những kiến thức đầu tiên làm hành trang vào đời cho bao thế hệ, trong đó có tôi.
Khi ngày khai giảng năm học mới đã cận kề, nó vô tình đọc được những bài thơ, bài tập đọc hồi tiểu học nói về mùa Thu, được một bạn chia sẻ lên Facebook mà nôn nao nhớ những kỷ niệm tuổi thơ ngày hai buổi đến trường.
Do đặc thù công việc, tôi thường bắt đầu ngày mới của mình bằng việc kiểm tra email, zalo. Và sáng 28/8, có rất nhiều thư và tin mới, chủ yếu nói về ngày tựu trường.
Trong văng vẳng tiếng chuông chùa mùa Vu lan từ xa vọng lại, lắng nghe lời hát thấm đẫm tình mẫu tử trong bài “Nhật ký của mẹ” cùng minh họa tranh cát sống động: “Một ngày con lớn, một ngày con khôn, một ngày con phải đi xa mẹ. Bước chân vững vàng, khó khăn chẳng màng, biển rộng trời cao con vẫy vùng. Một ngày chợt nắng, một ngày chợt mưa, lòng mẹ chợt nhớ con vô bờ. Nhớ sao dáng hình, nhớ sao nụ cười, nhớ con từng giây phút cuộc đời”, khiến mẹ - cũng là một người mẹ - rưng rưng.
Bật bài hát ru cho con ngủ, nghe đến đoạn “Chim trời ai dễ đếm lông, nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” mà đôi mắt ươn ướt. Ngồi ngẫm nghĩ rồi chợt thấy nghẹn lòng. Quả thật, khi làm cha, làm mẹ mới hiểu được hết nỗi lòng của đấng sinh thành.
Lễ Vu lan là dịp để mọi người dành nhiều thời gian nghĩ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Nhưng đối với nhiều người, 365 ngày trong năm đều là ngày Vu lan, đều là dịp báo hiếu cha mẹ.
Suốt chặng đường trở về, vượt qua những con dốc, hắn cứ miên man nhớ về nụ cười tươi rói trên gương mặt hai cô giáo trẻ đã 4 năm bám điểm trường nằm bên sườn núi để dạy chữ.
Những ngày qua, bạn bè từ khắp nơi chia sẻ nhiều hình ảnh, khoảnh khắc của các cháu học sinh lớp 1 đến làm quen với trường, lớp, thầy cô. Vậy là, những ngày tháng nghỉ hè gần khép lại. Hơn 160.000 học sinh trên địa bàn tỉnh chuẩn bị bước vào năm học mới 2023-2024 với khí thế mới và quyết tâm mới.
Chiều về, trời chợt đổ mưa. Nó ngồi bên hiên, hơi co lại vì có chút lạnh, nghe những giọt mưa gõ nhịp. Mùi thơm từ những mẻ bánh quyện vào hơi ấm nồng nàn của bếp lửa lan khắp nơi. Chợt quay quắt nhớ những chiều mưa đã xa nơi quê nhà, chị em nó ngồi quây quần bên bếp lửa cùng má đúc bánh xèo.
Vừa hé cánh cửa sổ phòng làm việc, hương ổi thân thương từ góc sân theo cơn gió vào căn phòng nhỏ. Chút gì đó man mác dịu nhẹ. Chút gì đó như khơi, như gợi bỗng chốc xâm chiếm tâm hồn hắn. Có lẽ từ dịu dàng mùa thu. Có lẽ từ nồng nàn hương ổi.
Như những mùa Thu qua, cờ hoa lại rực rỡ từ thôn làng đến phố phường, tô điểm trước mỗi ngôi nhà chào đón kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Rồi ai cũng sẽ già. Phải đến khi nào chị mới nhận ra điều ấy. Hẳn phải ở một độ tuổi không còn trẻ và cũng không quá già. Hẳn phải là lúc cảm nhận được thời gian như chuyến tàu một chiều, có khứ mà chẳng có hồi, cứ mải miết lao vun vút, vun vút, chở bao nhiêu hành khách đi qua chặng đường dài với đủ vui – buồn, hạnh phúc – khổ đau, mệt nhọc – vui sướng đan xen.
Hôm rồi về quê, ông cậu khoe mới “săn” được một cây ổi sẻ trồng trong chậu cảnh với giá mấy chục triệu đồng đẹp lắm. Nhìn vẻ vui mừng của cậu mà tôi giật bắn cả người.
Cái oi nồng của những ngày hè đã qua đi, nhường chỗ cho không khí mát mẻ của những ngày thu. Dang tay đón lấy những làn gió dịu nhẹ thoảng đưa, cảm nhận rất rõ mùa Thu đang về qua phố.
Mặc cho tiếng mưa rơi lộp độp trượt qua mái nhà, qua mấy lùm cây bụi, chảy thành dòng trên nền đất ngay trước hiên, già vẫn rì rầm, rì rầm những câu chuyện kể. Những câu chuyện làng, chuyện nhà, chuyện niềm vui núi rừng ngày mưa nghe thôi mà sao thân thương.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.