Miếng bánh chưng vừa chạm vào đầu lưỡi, hương vị dẻo thơm của nếp, của đậu xanh, của thịt ba chỉ, của lá chuối đã như hòa trộn, lan tỏa, đánh thức mọi giác quan. Và chỉ trong phút chốc, một hương vị khác vô cùng kỳ diệu cũng bỗng dâng lên ngập tràn - hương vị của những ngày trôi về phía cũ tỏa về, cái hương vị mà chỉ nhớ đến thôi tôi đã thấy chan chứa bao món nợ ân tình.
Gã yêu tháng Chạp, không chỉ vì tháng này có… Tết, không chỉ vì thời tiết cuối Đông đầu Xuân như ủ men, làm người ta say, mà còn vì sự vội vàng, náo nức của nó.
Vừa nấu xong bữa cơm chiều, người như chợt thần ra, tôi vội đến bên lốc lịch lật giở từng tờ. Miệng lẩm nhẩm, nay 11 tháng Chạp rồi, còn 19 ngày nữa là tết. Thấm tha thấm thoắt, mai 12 tháng Chạp, còn 18 ngày, mốt 13, kia 14, 15, 16… Tết đã về ngang trước ngõ nhà rồi.
Vẫn còn nằm trong khuôn, song mùi thơm của bánh đã khiến thằng bé “cầm lòng chẳng đậu”. Không màng gì nữa với con quay, nó bước như chạy vào gian bếp trống mà bà và chị lớn đang bận rộn có lẽ từ trưa.
Người ta bảo rằng, thấy làm dưa món là thấy tết- vừa nói, dì Ba vừa tỉ mẩn cắt tỉa từng miếng su hào trắng phơn phớt xanh thành những bông hoa xinh xắn.
Những ngày cuối năm, khi trời trở lạnh, tôi lại nhớ sao mà nhớ bữa cơm chiều đầm ấm với món thịt heo ngâm mắm do má tự tay làm. Chỉ cắn một miếng là tưởng chừngtết đến xuân về đầu ngõ.
Khi lúa đã vào kho, gió cuốn ào ào trên các triền đồi, những cánh rừng cứ xanh biếc lên, làng lại nao nức nhịp chiêng ngân. Lúc réo rắt, thủ thỉ như lời tâm tình, lúc sôi nổi, náo nức, tiếng chiêng như gọi mùa Xuân về.
Vừa bước lên những bậc thang gỗ đã có không biết bao nhiêu bàn chân bước qua nên nhẵn thín, nâu bóng lên, hắn liền ngửa mặt nhìn mái nhà rông cao vút như chiếc rìu mạnh mẽ dứt khoát giữa nền trời xanh bao la và ngân nga câu hát làm nức lòng bao người về màu xanh trong đến viên mãn, tươi mới, ngút ngàn, bao la, khoáng đạt “Trời Tây Nguyên xanh/Hồ trong nước xanh/Trường Sơn xa xanh/Ngút ngàn cây xanh”.
Những năm gần đây, cứ mỗi độ xuân về, hoa mai anh đào nở rực rỡ là nguồn cảm hứng bất tận cho những ai yêu lãng mạn. Người dân và du khách lại nô nức tìm về Măng Đen ngắm loài hoa này.
Sau mấy lần gieo hạt không thành, đến khi thả xuống đụn đất sát hàng rào một bụi cây có cả gốc, thì đậu biếc đã nhanh chóng mọc lên như mong đợi. Chỉ sau vài cơn mưa lưa thưa cuối mùa, xen giữa những chùm lá chưa phủ kín thân cành, đã thấp thoáng mấy bông hoa tim tím.
Mãi mãi là dòng sông là tập thơ đầu tay của nhà thơ Vĩnh Hà. Nhưng trước đó, bạn bè và người đọc đã biết anh qua những bài thơ in rải rác trên các báo. Ấn tượng nhất là trên trang mạng xã hội của chính anh (facebook mang tên thật của anh Trần Văn Phúc), anh gần như sáng tác liên tục hàng ngày, và nếu đong đếm con số có thể lên đến hàng trăm, ngàn bài.
Những câu chuyện về lúa “bọc thép” trở thành chủ đề xuyên suốt bên bữa cơm đầm ấm ở làng. Bưng chén cơm đầy, mỗi người như thấu hiểu được nỗi vất vả của những người Xơ Đăng nơi lưng chừng núi để làm ra hạt gạo với hương vị rất đặc trưng.
Vậy là những tháng ngày bận rộn của một năm đã qua. Chúng ta tiễn năm 2023, hân hoan chào đón năm mới 2024 đến. Ngày cuối năm, dạo khắp phố phường, có thể cảm nhận rất rõ mùa Xuân đang về.
Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2023. Nói lời tạm biệt năm cũ để bước vào năm mới với bao mơ ước, hy vọng, bao suy tư, ngẫm nghĩ về những cái đã qua, để hướng về phía trước.
Những tờ lịch vơi dần. Mới ngày nào còn trịnh trọng treo bloc lịch mới dày cộp lên tường, mà nay chỉ còn lại tờ cuối cùng mỏng manh và đơn lẻ. Một năm mới lại đến.
Tôi bất ngờ nhận được một lá thư, hai chữ “A Vét” đề ngoài phong bì dù khá nghệch ngoạc lại làm tôi xúc động. Vậy là A Vét đã giữ đúng lời hứa rằng sẽ tự tay viết cho tôi một lá thư khi “cây bút đã theo tay mình”.
Những cây sâm Ngọc Linh giống mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng hộ đồng bào DTTS nghèo không chỉ đem lại cho họ cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu, mà còn mang nặng nghĩa tình của Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.