• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Hư ảo rồi tan

17/08/2022 06:02

Sau những tháng ngày gian khó, cuộc sống mới như làn gió mát lành cuốn theo những hư ảo, được vẽ ra bởi mưu toan, thù địch, vào hư vô, trả lại sự bình yên, no ấm cho những mái nhà.

Đã lâu lắm rồi, tôi mới có dịp trở lại với ngôi làng năm bên lòng hồ thủy điện lộng gió này. Con đường không xa, vùng đất không lạ, mà tôi bỡ ngỡ như người lần đầu đến đất mới.

Trên đường đi, tôi mải mê ngắm những ngọn đồi được phủ xanh bởi cao su, cà phê; thỏa thích hít căng lồng ngực làn gió mát từ lòng hồ thủy điện thổi qua.

A Phong đứng chờ trước cổng, ôm chầm lấy tôi, rồi kéo tuột vào nhà. Bên mâm cơm, tôi quay như chong chóng để đáp lại từng cái bắt tay thật chặt, từng câu thăm hỏi thân thiết của A Nuih, A Thum, A Phơng, A Tui...

Khác quá A Phong à, tôi tìm mãi mới đến được đây đấy- tôi nói, và ngắm nhìn ngôi nhà mái bằng bề thế.

Bởi vì anh quên làng, quên mình rồi đấy mà- A Phong trách khéo.

Tôi làm sao quên được làng, được A Phong? Chỉ vì làng thay đổi quá. Đây này, đường làng được trải nhựa, chạy giữa hai hàng cây xanh, khiến tôi cứ ngỡ như đang lạc vào thôn, làng nào "dưới xuôi" vậy. Đây nữa, những ngôi nhà, những vườn cà phê, cây ăn quả ngời sức sống.

Ngay cả nhà A Phong cũng khác rồi. Trước đây là ngôi nhà gạch quét vôi vàng, xây kiểu "đồng phục" của nhà tái định cư, bây giờ là nhà mái bằng rộng rãi. Khu đất bạc phếch đá sỏi sau nhà, chạy dài xuống mép hồ, đã thành vườn cà phê xanh mát mắt.

Quan trọng hơn, tôi không còn thấy những bí bách, những u ám như lần về làng trước, mà cảm nhận rất rõ mạch sống đang lặng thầm xuôi chảy, đang ráng sức vươn lên, đang khát khao trỗi dậy trên vùng đất này.

Nhắc đến chuyện cũ, A Nuih, A Thum, A Phơng, A Tui trầm lại. Rồi A Phong rủ rỉ: Đó là sai lầm của nhiều người, khi tin theo tà đạo, tin theo những hư ảo đâu đâu.

Như làn gió độc, tà đạo Hà Mòn" đã tung ra các luận điệu sai trái, bịa đặt hết sức phản động nhằm lôi kéo, kích động giáo dân Công giáo từ bỏ đạo chính thống của mình, từ bỏ nhà thờ để đi theo tà đạo của chúng.

Nguy hiểm hơn, bọn FULRO lưu vong đã lợi dụng tà đạo này để tập hợp lực lượng kích động chống phá, gây mất ổn định về an ninh ở một số địa bàn; lôi kéo, tập hợp lực lượng hoạt động cho FULRO, tuyên truyền cái gọi là “đạo Hà Mòn” là của người dân tộc để tập hợp lực lượng chống phá chính quyền, chia rẽ đoàn kết dân tộc.

Hoạt động của tà đạo Hà Mòn đã gây ra không ít hậu quả về nhiều mặt, trong đó có việc cản trở quá trình thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những người theo tà đạo Hà Mòn không tham gia sinh hoạt với cộng đồng, tổ chức đám cưới không đăng ký kết hôn, không chấp hành lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự, hạn chế tiếp xúc với “người lạ”.

“Người xấu nói: Ai theo thì mọi nợ nần về vật chất và tinh thần đều được xóa; càng đưa nhiều tiền và đọc kinh sám hối nhiều thì sẽ sớm được xóa tội, hưởng sung sướng; ốm đau không uống thuốc cũng khỏi bệnh, không làm cũng có ăn…Toàn những chuyện đâu đâu không à"- A Phơng, người đã từ bỏ tà đạo, kể lại, mắt đăm đăm nhìn bóng đèn điện trên trần nhà.

Ấy vậy mà cũng đã có không ít người, như A Phơng, tin theo, và chìm lún trong hư ảo nguy hại. Họ tụ tập trái pháp luật; không hợp tác, né tránh, tỏ thái độ thách thức khi cán bộ xuống tuyên truyền, vận động. Một số người bỏ nhà vào rừng đi theo hoặc tiếp tế cho các đối tượng xấu.

Cũng vì theo tà đạo mà nhiều gia đình bất hòa; anh em mâu thuẫn. Đói nghèo dai dẳng vây quanh làng, vây quanh nhiều bếp lửa.

Với quyết tâm xóa bỏ tà đạo, chính quyền đã triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Từ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giải thích; phân công cán bộ, đảng viên kiên trì bám làng, sát hộ, đến ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng mô hình kinh tế, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để làm ăn.

Là người con của làng, bí thư chi đoàn thanh niên, A Phong nhớ như in những ngày tháng ấy. Ngoài trách nhiệm của một đảng viên trẻ, A Phong còn đau đáu một lời hứa với họ hàng là phải đưa được mấy đứa em trong dòng tộc lầm đường lạc lối trở về.

Không chỉ trực tiếp đi tìm từng người thuyết phục trở về, A Phong còn dành thời gian, công sức, tiền bạc giúp đỡ gia đình, vợ con họ.

Có lần, nửa đêm, con của A Nuih sốt cao, A Phong cõng một mạch ra trạm ty tế xã, rồi chuyển tiếp lên trung tâm y tế huyện. Hôm sau biết tin, A Nuih lén về thăm con, cứ ôm lấy A Phong khóc. “Mày còn biết khóc vì thương con là còn sửa được A Nuih à”- A Phong nói.

Sáng hôm sau, A Nuih theo A Phong lên xã trình diện. Từ đó, A Nuih trở thành nhân tố tích cực trong vận động xóa bỏ tà đạo trên địa bàn.    

Làng cũng bắt đầu thay da đổi thịt. Đường giao thông, trường học được xây dựng khang trang. Đêm đêm, làng sáng trưng ánh điện. Màu xanh của cà phê, cây ăn quả lan dần, lan dần, phủ kín những khoảnh đồi.

Người dân chăm sóc cà phê. Ảnh: TH

 

Dân làng hiền hòa giang rộng vòng tay đón những đưa con lầm lạc trở về. Số người từ bỏ tà đạo, về nhà chí thú làm ăn ngày càng nhiều. Như A Nuih, giờ đã có 1ha cà phê cho thu hoạch, 0,5ha cây ăn quả. Dù chưa giàu, nhưng khá giả rồi.

Cuộc sống mới như làn gió mát thổi bay hết u ám, xấu xa. Chính những người như A Nuih đã chứng minh rằng, chỉ có Đảng, Nhà nước mới đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân, và chúng ta phải tranh thủ nắm lấy, tạo dựng no ấm- A Phong nói.

Khách say theo lời kể rì rầm, theo men rượu ngọt dịu, theo ánh lửa bếp bập bùng. Và tôi nhận ra một điều, dù là trước đây, hay bây giờ, khát vọng vươn lên của đất và người nơi đây chưa bao giờ lụi tàn. Mà ngược lại, luôn trỗi dậy mạnh mẽ, cuốn hết những hư ảo, được vẽ ra bởi mưu toan, thù địch, vào hư vô.

THÀNH HƯNG

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by