Ngày trước, xôi bắp là món ăn quen thuộc của nhiều người ở vùng quê, nhất là với những cô cậu học trò. Với tôi, đến tận bây giờ, đây không chỉ là món ăn yêu thích mà còn gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, không thể nào quên.
Tháng Sáu về những cơn mưa mùa hạ thường đến và đi bất chợt. Bên góc phố, những cành phượng vĩ bung hoa đỏ rực. Dù đã xa rồi tuổi học trò nhưng trong lòng vẫn luôn bổi hổi bồi hồi mỗi khi nhìn thấy những cánh phượng rơi.
Tôi ngang đỉnh đèo Vi Ô Lắc khi đã tám giờ sáng. Nhưng trời như hẳn còn sớm lắm, trước mặt, sau lưng, bên trái, bên phải đều bao phủ mây mù. Mây dày đặc và trắng xóa khiến không gian như ngưng đọng trong màn mây ấy. Cảm giác xung quanh không có một ngôi nhà nào, không có một hoạt động nào, chỉ vọng lại từ phía dưới thung tiếng những chú gà trống nhà ai bắt nhịp cất tiếng gáy vang phá tan khoảng không gian im ắng.
Sau nhiều ngày học trực tuyến, gần 1 tháng nay, lớp học của tôi được chuyển sang học trực tiếp. Gần 60 con người học cùng lớp, cả năm trời chỉ được nhìn thấy mặt nhau qua màn hình máy tính, nay được trực tiếp gặp nhau nên ai cũng mừng vui hớn hở. Càng vui hơn khi được biết 2/3 trong số học viên của lớp học vẫn chưa mắc Covid-19.
Phần thưởng là một bộ sách giáo khoa lớp 6 mới tinh và gói bánh nhân kem khá to mà thằng Tý vẫn thích. Rảo bước đến chỗ bà đang đứng đón ở cổng trường, nó chưa lên xe đã hớn hở: “Để cái này làm quà cho A Túy nhe nội!”. Túy là tên cậu bé mới quen ở ngôi làng nhỏ khó khăn, trong một lần Tý theo bà và các bác các cô trong nhóm thiện nguyện ở tổ dân phố đến tận nơi để cùng chung tay sẻ chia, giúp đỡ.
Nó nâng niu cuốn lưu bút tuổi học trò trên tay rồi lần giở từng trang giấy ố vàng, đọc lại những dòng chữ lạ mà quen của bạn bè viết tặng cách đây hơn 20 năm. Từng dòng chữ có phần nhạt nhòa nét mực lại đánh thức bao kỷ niệm ngọt ngào của tuổi học trò.
Mặt trời chìm vào bóng núi đưa màn đêm dần bao trùm xuống xóm nhỏ. Ngôi nhà phía trước vẫn chưa sáng đèn. Mấy con bò cột ngoài bãi kêu gọi đàn vẫn chưa thấy ai dẫn vào. Mấy nay vào vụ gặt, hôm nào bác hàng xóm cũng đi trước khi mặt trời mọc, về sau khi mặt trời lặn. Quần quật với việc, mặt sạm lại vì nắng, vì mưa, nhưng với bác, đó là niềm vui. Bởi, với người nông dân, chỉ mong đến mùa vụ - được mùa.
Tuổi cao U70, đêm nào cũng thao thức, trăn trở khó có được một giấc ngủ xuyên suốt từ tối đến sáng; không phải vì lo toan về sự sống và cái chết, không vì sự giàu - nghèo hay những điều gì trắc ẩn trong nhau. Nhưng sự thiếu ngủ trong tôi lại lạ đời lắm thay, dành thời gian trong đêm để hoài niệm về tháng Năm ở thời niên thiếu.
Tối muộn, giọng con có chút băn khoăn, mẹ ơi, con đổi ngành, đổi trường đăng ký tuyển sinh mẹ nhé. Con cũng băn khoăn, trăn trở lắm. Con biết, so với con đường mẹ định hướng, con đường con chọn chắc chắn sẽ gian nan, vất vả hơn. Nhưng mẹ hãy để cho con được nghe theo sự mách bảo của trái tim, được thử sức với sự lựa chọn của mình mẹ nhé.
Người ta bảo tháng 5 có trăm nỗi nhớ… Cũng bởi tháng 5 đã vào chính hạ với bao kỷ niệm của tuổi thơ, học trò khắc vào hoài mong. Đã thế, tháng 5 còn được đánh dấu bằng những ngày lễ không thể nào quên. Bước chân vào tháng 5, mấy ai lại không rạo rực, bâng khuâng với bao điều lưu luyến!
Hôm nay là một ngày rất đặc biệt, đó là ngày của mẹ. Ngày mà những người con dù ở đâu, làm gì cũng đều mong muốn dành những tình cảm ấm áp, yêu thương nhất đến với mẹ của mình.
Dù năm nay tôi đã hơn 50 tuổi, nhưng với mẹ, tôi vẫn như một đứa trẻ. Mẹ vẫn luôn ân cần, hỏi han, chăm lo cho tôi như ngày bé. Mỗi khi được về bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc bởi mình may mắn vẫn còn có mẹ ở trên đời.
Tôi cứ bâng khuâng mãi khi thấy mấy người phụ nữ chậm rãi cõng gùi từ dưới bãi sông lên đường Bạch Đằng. Chiều thở phập phồng trên mặt nước Đăk Bla. Những tia nắng cuối cùng đã hắt lên không gian, làm cho bóng gùi, bóng lưng đổ dài trên đường.
Với gia đình tôi, ngày 30/4/1975 là ngày của mất mát, nhưng cũng là ngày được sống, đoàn tụ và được yêu thương- Hùng xoay xoay ly nước trên tay, xúc động nói.
Mới chớm hè mà tiếng ve đã râm ran trên những tàng cây bên đường. Dù đã xa lâu rồi tuổi học sinh ngày hai buổi đến trường, nhưng mỗi khi nghe tiếng ve gọi hè, lòng tôi lại rộn rã.
Một năm sau khi bà ngoại qua đời, Y Hân vẫn chưa quen được với gian nhà chồ vắng bóng người lụm cụm ngồi dệt và tiếng con thoi đập vào khung gỗ lách cách.
Nhân nói về chuyện sách vở, bạn cười xòa bảo: “Ôi dào, thời đại này có bao nhiêu cái hấp dẫn, ai đâu còn tặng sách hay ngồi hàng giờ một chỗ để mà đọc sách”. Tôi khựng người lại ngẫm về ý kiến của bạn và rồi không hoàn toàn nghĩ như thế. Bởi với bất kỳ ai, một cuốn sách hay, dù ờ thời đại nào, cũng có sức hấp dẫn và mang lại nhiều giá trị, ý nghĩa to lớn!
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.