Đôi khi hắn tự hỏi, cái gì đã kéo bước chân mình đến với ngôi làng heo hút nơi núi cao vực thẳm này. Mỗi chuyến đi không phải mấy chục phút, vài giờ đồng hồ, mà gần hết ngày chứ ít đâu.
Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm từ thực phẩm tươi sống đến các loại đồ khô, thực phẩm công nghiệp. Vì vậy, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề “nóng” được đặt ra, khiến cơ quan chức năng và người tiêu dùng quan tâm, lo lắng.
Mấy hôm nay trời trở rét, lại có mưa. Nó ngồi co ro trên chuyến xe buýt cuối cùng lên huyện. Nghe gió lùa qua cửa kính mà xuýt xoa nghĩ: Hẳn là giờ này ba đã nhóm bếp lửa ở gian giữa ngôi nhà sàn cuối bãi sông rồi.
Chúng tôi đến làng du lịch cộng đồng Kon Pring (Kon Plông) khi trời còn sương sớm. Đứng trên dốc cao bao phủ bạt ngàn thông nhìn về dưới thung sâu, làng Kon Pring với ngôi nhà rông giữa làng uy nghiêm, cao vút, với những ngôi nhà sàn màu nâu xám quần tụ bên nhau. Mây từ trên trời sà xuống thấp, khói từ gian bếp mỗi nhà bay lên khiến Kon Pring vừa thơ mộng, vừa yên bình quá đỗi.
Mới đó mà đã qua nửa cuối tháng 12 Dương lịch rồi. Năm nay qua Tết Dương lịch hơn nửa tháng là đến Tết ta, nên có cảm giác Tết đến sớm hơn mọi năm. Bởi vậy mà thời gian này, người người, nhà nhà ai cũng tất bật, bận rộn với công việc của những ngày cuối năm.
Kon Tum đang vào mùa khô. Trong ngày thường có những cơn gió lành lạnh bất chợt ào tới. Lũ trẻ ở làng dường như không bỏ phí ngày nghỉ, vừa chăn bò vừa thả diều trên bãi đất trống. Nhìn lũ trẻ vui đùa hồn nhiên, thả hồn mình theo con diều bay cao theo làn gió trên nền trời xanh giữa không gian làng quê thanh bình, mà nhớ cánh diều tuổi thơ.
Có những thứ bình dị, giản đơn nhưng lại gợi lên trong ta nhiều cảm xúc tưởng đã chìm sâu trong ký ức. Bếp lửa ven đường của bọn trẻ ở làng trong những ngày trời chuyển lạnh đã đánh thức kỷ niệm ngày thơ ấu cùng chúng bạn đốt lửa sưởi ấm ven đường trong ngày đông lạnh giá hay những ngày giáp Tết ở quê nhà trong tôi.
Cái lạnh tràn về buôn buốt trên da thịt, cơn gió đông xào xạc trên những chiếc lá khô cong, ta bần thần ngồi chênh chao giữa phố, và lòng nghĩ về những mùa Đông yêu dấu đã qua.
Ngày còn nhỏ, mẹ hay dặn, chăm ngoan, học giỏi nhé, đi chợ về mẹ sẽ mua quà. Chẳng biết có phải vì lời mẹ dặn hay vì thấy mẹ tần tảo, tất bật ngược xuôi, hết buổi dạy ở trường lại chuyển sang nấu rượu, nuôi heo, làm rau, đến ngày hè còn buôn bán từ chợ nọ sang chợ kia mà tôi luôn cố gắng làm đứa trẻ ngoan, chăm chỉ.
Mỗi khi nhớ về ngôi làng heo hút nơi biên giới ấy, trước mắt hắn lại hiện lên những mái nhà lợp tôn xanh đỏ quần tự quanh nhà rông cao vút, đẹp như một khu dân cư kiểu mẫu giữa đại ngàn.
Trời đã lập Đông, cái lạnh ùa về theo từng cơn gió núi co cụm đặc quánh. Rừng tỏa ra một mùi hương quyện vào màn sương trong làn khói lam chiều. Bếp lửa hồng tí tách những nhành củi khô ấm nồng bên chái bếp nhà cô nơi thung sâu. Đôi bàn tay còn vướng bụi phấn buổi chiều lên lớp. Nồi cơm sôi sùng sục bên nồi cá khô kho với măng rừng và nụ cười hồng lên đôi má không có chút phấn son.
Cho dù tôi không theo nghề giáo nhưng cuộc sống của tôi lại gắn bó nhiều với những người làm nghề giáo. Tôi sinh ra trong một gia đình có mẹ, anh chị đều làm nghề dạy học và “bến đỗ” của đời tôi cũng là một “kỹ sư tâm hồn”. Lần đầu tiên đến chơi nhà anh, tôi thực sự ấn tượng bởi những dòng chữ được khắc trên mảnh gỗ xinh xắn:“Ai tin vào thầy thì người đó sẽ luôn làm được những việc thầy làm”.
Một thầy giáo vùng cao đã từng nói với tôi rằng, dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình yêu thương. Quả vậy, khi đến vùng sâu, vùng xa dạy chữ, ngoài giáo án, trong hành trang của mình, mỗi giáo viên còn mang theo một trái tim ấm áp, cống hiến hết mình để những con chữ nảy mầm, sinh sôi trên những vùng đất khó. Đó chính là sự hy sinh thầm lặng, khó có thể kể hết bằng lời.
Thiên nhiên ban tặng cho Tây Nguyên nhiều thứ làm nên tính đặc trưng của một vùng đất. Có những thứ không thể tính bằng giá trị kinh tế, giá trị tinh thần, nhưng lại làm nên sắc thái riêng của một vùng đất. Và một trong những thứ làm nên sắc thái riêng một vùng đất đó là mùa hoa cúc quỳ, hay còn gọi là dã quỳ.
Nhiều năm qua, chị Y Suying (27 tuổi, thôn 5, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) đã phải một mình gồng gánh nuôi 4 đứa con thơ cùng người chồng sống thực vật sau vụ tai nạn.
Cùng dân làng Kon Dơ Xing, xã Đăk Tờ Re nhấm nháp món khổ qua rừng om với cá suối của anh A Tuch đem đến Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của làng mà tôi cảm nhận rõ yêu thương luôn đợi chờ trong từng mái nhà nơi đây.
Những ngày qua, đại biểu HĐND tỉnh và các huyện, thành phố tiến hành tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XII để lắng nghe, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đại biểu chuyển đến các cấp chính quyền, cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết; đồng thời, qua đó giúp việc ban hành các chủ trương, chính sách của tỉnh sát thực tiễn, hợp lòng dân.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.