Đang hanh hao nắng, vậy mà mới lưng chừng dốc thì đã lộp độp, lộp độp. Nhanh chân rảo bước chỉ thêm một đoạn, mưa bắt đầu nặng hạt. Sang cuối mùa rồi, mà đất trời vẫn vậy. Ở núi, mưa dường như chẳng đổi thay.
Chiều qua, hắn lại đọc một bài thơ của cô. Dù tác giả không nói những câu thơ ấy viết về nơi nào, nhưng hắn tin chắc viết về xóm nghèo ven sông trong những ngày mùa khô mới theo gió về.
Qua việc tổ chức và tham gia Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, mỗi người dân nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của sức mạnh đại đoàn kết. Từ đó, đoàn kết hơn nữa, tạo nên sức mạnh chung để thực hiện tốt nhất các mục tiêu của khu dân cư, hướng đến xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững.
Tôi xúc động ngắm A Bên nâng niu mấy cây sâm giống cao cỡ gang tay bằng đôi tay thô ráp. Mấy ai biết được, những cây sâm nhỏ xíu ấy lại mang theo giấc mơ vươn lên thoát nghèo ở làng Kô Xia heo hút này.
Không hiểu sao cứ mỗi lần nghe những cơn gió mùa thổi hun hút qua mái nhà, tôi lại nhớ quê nhà, nhớ mẹ cha, nhớ những điều xưa cũ, nghĩ về quãng đường đã qua, nghĩ về quãng đường sẽ tới và cả nỗi tiếc nuối thời gian chẳng bao giờ đợi, chẳng bao giờ chờ.
Gần sáng, hắn mơ màng thức giấc, không biết mưa đã tạnh chưa, tiếng nước rớt trên những tàu lá nhẹ bẫng kia là sương hay đang mưa mỏng, thứ mưa gần như vô hình, chỉ có thể cảm nhận bằng da thịt.
Thu hẹp khoảng cách giới, phụ nữ cũng như nam giới, đều có cơ hội như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình là mục tiêu lớn cần được đặc biệt quan tâm.
Mưa dần nặng hạt, rồi bất chợt ào ạt. Mưa lớn thế này, mái ngói, mái tôn, thể nào mà chẳng ầm ầm xối xả. Mưa trên mái tranh thì lại khác hoàn toàn. Chị nghe rõ tiếng giọt tranh thấm vào trong đất, êm êm.
Y Ró ấy à, giỏi lắm đấy. Nó làm việc đúng, nó nói lời hay, nên nó như sao đầu núi ấy. Con trai, con gái biết nghe lời phải của nó mà khá lên- người già nói về Y Ró như vậy.
Mấy hôm nay trời bắt đầu trở lạnh. Cái lạnh đầu mùa có thể khiến một số người chưa kịp thích ứng, nhưng lại đem đến sự thích thú cho những ai yêu không khí lành lạnh của ngày chớm Đông.
Mưa to, lũ lớn, nhưng nhiều người vẫn coi thường, bất chấp cảnh báo qua lại những vị trí không an toàn hay liều lĩnh đi đánh cá, vớt củi, gỗ giữa dòng nước lũ để rồi đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm. Dẫu biết rằng, bão lũ, thiên tai là khó tránh, nhưng có những hệ quả đau lòng lại do chính sự chủ quan, lơ là của con người gây ra.
Từ ngày anh Bảy về làm nhà ở trên mảnh đất trống gần ngã tư đường, con phố nhỏ đông vui, náo nhiệt hẳn lên. Thứ bảy, chủ nhật, nhiều người trong “hội” chơi chim đến tụ tập, bàn tàn về những “cô”, “cậu” chào mào mà họ yêu quý.
Tên thì rõ ràng là bánh ít, nhưng không làm bằng bột nếp, mà lại làm bằng bột khoai mì. Thế mới lạ, nhưng thật ngon. Ngon đến mức bây giờ tôi vẫn thấy nhớ sao mà nhớ món ăn quê kiểng ấy.
Với sự quyết liệt của các lực lượng chức năng, chiến dịch “giành lại vỉa hè” cho người đi bộ đã có lúc mang lại những chuyển biến lớn cho thành phố Kon Tum. Thế nhưng, sau một thời gian, đường vẫn chưa thông, hè vẫn chưa thoáng.
Tôi sẽ khó có thể quên được nụ cười rạng rỡ của già A Nung khi nói về sự thay đổi của nhà mình, của làng mình bây giờ. Càng không thể quên được câu nói đầy tự hào của già: Làng mình ấy à, thay đổi nhiều rồi.
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng đăng tải và chia sẻ nhiều thông tin về việc rau “bẩn” ngoài chợ gắn mác rau “sạch”, rau an toàn để đưa vào siêu thị khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng, thậm chí bức xúc. Câu chuyện an toàn thực phẩm một lần nữa lại được nhắc đến và việc đi tìm thực phẩm sạch dường như chưa bao giờ là điều dễ dàng với người tiêu dùng.
Đi qua mỗi mùa mưa bão, chỉ biết dặn lòng cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi. Chỉ biết nhắc nhau trồng cây gây rừng để thiên nhiên bớt đi cuồng nộ. Và con cũng chỉ biết thầm mong bão ơi nhẹ bớt để những giọt mồ hôi nhọc nhằn hòa cùng với nước mưa lũ vơi bớt trên chiếc áo bạc màu của mẹ cha, của người dân quê mình...
Dầm dã suốt từ tối, sáng ra, mưa vẫn chưa ngớt. Nhà ở xa, nên chậm chạp trong màn nước khá lâu, mới ra tới chợ. Chị bỗng chững lại, vì chưa vào đến cổng, đã thấy thoáng trong mắt nhìn những tấm lưng cúi gập dưới làn áo mưa ướt sũng. Họ đứng ngồi đan xen nơi đoạn đường ngắn phía ngoài.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.