Hơi lạnh của núi rừng làm hắn tỉnh giấc. Bên ngoài, mưa vẫn rơi, lúc rả rích, khi ào ào gõ vào mái lán bằng tôn giòn tan. Ở giữa lán, bếp lửa vẫn bập bùng cháy. Bóng những người ngồi xung quanh nhảy múa trên vách.
Đứng trên triền dốc cao nhìn về phía dưới thung, ngọn khói lam chiều từ nhà ai đang vẽ những nét ngoằn ngoèo lên không trung. Mắt dõi theo làn khói trắng mỏng manh vấn vít vào nhau, lòng tự hỏi sao mỗi lần thấy vệt khói lam bay ngang chái bếp lại ngẩn ngơ, lại nhớ.
Nghe anh bạn là cán bộ xã Ngọc Linh bảo mùa này ngày nào cũng mưa sụt sùi, nên không đưa đi tham quan mấy mô hình trồng xen sâm dây trong rẫy cà phê được mà lòng nó buồn rười rượi.
Tốp người lặng lẽ xuyên rừng. Sột soạt. Sột soạt. Tiếng chân bước trên tầng lá khô vang lên giữa không gian tĩnh mịch của rừng già. Họ đã đi như thế cả buổi sáng, lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Từ những chuyến đi miệt mài ấy mà rừng đầu nguồn luôn yên bình.
Sáng sớm, khi màn đêm vẫn còn giăng phủ, đã nghe mấy con gà trống ở phía sau nhà cất tiếng gáy. Tiếng gà gáy buổi sớm mai nghe quen thuộc và thân thương làm sao, dội vào tâm thức tôi bao nỗi xao xuyến, bồi hồi.
Đứng bên bậu cửa ngước nhìn lên bầu trời đêm thăm thẳm là vầng trăng tròn vành vạnh soi ánh vàng bàng bạc khắp không gian. Đêm đã về khuya, phố phường tĩnh mịch, yên ắng. Cái tĩnh mịch ấy, cái màu bàng bạc ấy khiến cho người từng là trẻ con bỗng dưng khó ngủ lại cảm nhận như có điều gì đó xưa cũ, như có điều gì đó tươi mới len lỏi trong tâm hồn.
Từ năm 1975 đến nay đã non nửa thế kỷ, cấp học (lớp vỡ lòng) dường như không được nhắc đến nhưng những người từ 55 tuổi trở lên như chúng tôi luôn nhớ về lớp học này.
Bây giờ ở phố, nấu ăn đã có bếp gas, bếp điện, nhưng lâu lâu có thời gian, hay nấu những món ăn gì đó đặc trưng của quê hương thì chị vẫn dùng bếp củi. Nhìn chị chụm củi, ngửi mùi khói bếp cay cay, tôi lại thương dáng má lui cui bên bếp củi nơi quê nhà.
Vừa nhiều lại vừa ngon, mùa mưa là mùa cho những ai lỡ mê các món ăn từ cua đồng thỏa sức tận hưởng. Chẳng phải đến mùa mưa này mới có, cua đồng có quanh năm nhưng đến mùa này mới nhiều, mới chắc cua, mới ngon hơn cả.
Chiều mưa, nghe câu hát du dương “nhớ khi xưa bao mộng mơ, trên chiếc xe đạp cũ” của nhạc sĩ Ngọc Lễ mà bồi hồi nhớ về một thời xe đạp thân thương. Nếu như ca khúc “Xe đạp ơi” của nhạc sĩ Ngọc Lễ kể về mối tình “thời xe đạp” với bao mộng mơ thì tôi lại nhớ đến chiếc xe đạp thân yêu gắn với thời thơ ấu và năm tháng sinh viên nhiều kỷ niệm của mình.
Tôi nhận được một lá thư, ngoài phong bì đề “Kính gửi chú H. Cơ quan B”. Cậu em đồng nghiệp bối rối cầm lá thư đưa cho tôi “nay vẫn còn người gửi thư nữa hả anh”. Tôi bối rối không kém, mở lá thư ra.
Hắn chăm chú nhìn bé Su lăng xăng chuẩn bị cho năm học mới. Xem nào, sách vở, ba lô, đồ dùng học tập, đồng phục học sinh đã đủ cả. Nhưng sao bên những món đồ mới tinh còn có mấy bộ đồng phục cũ?
Những ngày mưa, bầu trời khoác lên mình màu áo xám trầm buồn, lặng lẽ, mang đến cho con người vô vàn những cung bậc cảm xúc khác nhau, khơi dậy miền ký ức đã xa. Với tôi cảm xúc lúc này thật khó lý giải: vui, buồn đan xen.
Không phải mùa lễ hội, mà sao hôm nay làng lại rộn rã thanh âm của cồng chiêng, như mời gọi, như giục giã người ta nhanh bước tới để tay nắm tay, chân bên chân nối vòng xoang.
Sống xa nhà, nó yêu lắm hai tiếng “quà quê”. Với nó, “quà quê” không chỉ có ý nghĩa vật chất đơn thuần, mà chất chứa trong đó biết bao tình nghĩa đậm đà.
Mở cánh cửa tủ gỗ từng là hiện thân những gì bí ẩn và vô cùng lý thú đối với chị em chúng tôi trong suốt những năm tháng thơ ấu, trước mắt tôi, quyển album và những xấp giấy đã ngả sang màu vàng được bỏ trong từng bì bóng đựng tài liệu, rồi tất cả bỏ vào một bì bóng lớn đặt gọn gàng ngăn phía trên cùng. Với tay lấy bì bóng lớn xuống, trời ạ, mắt tôi như nhòe đi khi cả bầu trời tuổi thơ, bầu trời kỷ niệm và đi cùng với đó là chất chứa những yêu thương mà mẹ cha tôi gửi gắm, giữ gìn.
Hơn 2 năm vắng mặt do dịch bệnh Covid-19 hoành hành, những ngày hè này, chị mới lại đưa con về thăm mẹ. Mảnh đất bên dòng Đăk Bla nơi chị sinh ra và lớn lên ấp ôm bao kỷ niệm thân thương, cho dù đã xa nhiều năm để đến sống ở thành phố lớn, lòng chị vẫn luôn ngóng chờ. Trở về với mẹ, thương lại càng thương.
Sau những tháng ngày gian khó, cuộc sống mới như làn gió mát lành cuốn theo những hư ảo, được vẽ ra bởi mưu toan, thù địch, vào hư vô, trả lại sự bình yên, no ấm cho những mái nhà.
Ba lượt chuyển nhà, cuối cùng rồi cha con nó cũng về “neo” vào làng cũ. Cha không nói lý do, nhưng nó biết rõ, vì ông đã cố nhưng không quên nổi bóng hình mẹ nó nơi sông suối, trên ruộng rẫy.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.