Trong Diễn đàn “Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch” vừa được UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức, dược sĩ Đào Kim Long - người phát hiện ra sâm Ngọc Linh từ năm 1973 trăn trở, “hiện nay, sâm Ngọc Linh trên thị trường có rất nhiều các loại giá khác nhau, thật giả lẫn lộn khiến cho người tiêu dùng không thể phân biệt được”. Do đó, ông mong muốn trong những năm tới, nhân dân, cán bộ khoa học và các doanh nghiệp cố gắng giúp đỡ để cây sâm Ngọc Linh phát triển tốt hơn nữa, có sản phẩm nhiều hơn nữa để người dân trong nước cùng được dùng sâm Ngọc Linh thật, giá trị thật.
Những năm qua, Hội LHPN huyện Ngọc Hồi đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất và huy động nguồn lực từ chính hội viên để giúp nhau phát triển kinh tế. Qua đó, giúp cho nhiều hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ổn định hơn.
Gọi là “xóm”, xong thực ra, nơi này chỉ gồm một số hộ nằm bên đoạn đường ngắn, chuyên ươm các loại giống rau để cung cấp cho những người có nhu cầu trồng rau sạch tại gia. Không quy mô, bề thế, song sự đa dạng, phong phú về chủng loại và chất lượng các loại cây giống ở đây chính là sự đảm bảo cho địa chỉ tin cậy này tại địa bàn thành phố Kon Tum.
Không chỉ giỏi trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống gia đình ngày một ấm no, Bí thư Chi đoàn thôn Đăk Tum (xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei) A Quỳnh luôn là tấm gương sáng, đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động cho các đoàn viên thanh niên học tập.
Sáng 13/5, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Lễ công nhận thành viên chính thức của Liên minh HTX tỉnh và trao quyết định khen thưởng của các cấp có thẩm quyền.
4 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng như trên cả nước đang dần được ổn định, số cả mắc mới ngày càng giảm. Đây là điều kiện để tỉnh Kon Tum tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển, phục hồi kinh tế. Nhờ đó, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều vượt kế hoạch, tăng cao so với cùng kỳ năm 2021.
Thời gian qua, ngành Công thương tỉnh đã không ngừng đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.
Để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế về phát triển diện tích cây trồng trên địa bàn huyện năm 2022, cùng với việc chủ động các nguồn giống, huyện Tu Mơ Rông đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân tích cực lao động sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng là lợi thế, thế mạnh để tập trung phát triển diện tích…
Chiều 12/5, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Kon Tum tổ chức chương trình Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp và tài trợ an sinh xã hội nhân sự kiện 65 năm năm ngày thành lập BIDV.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, thời gian qua, huyện Kon Plông chú trọng phát triển cây dược liệu theo chủ trương của Tỉnh ủy, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Đề án về phát triển cây dược liệu của HĐND tỉnh và UBND tỉnh, bước đầu mang lại những tín hiệu đáng mừng.
Sau Tết Nguyên đán, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch là thời điểm nhiều người dân tiến hành mở móng xây dựng nhà cửa. Chính vì thế, vài tháng gần đây số lượng gạch xây dựng tiêu thụ tăng mạnh, có những thời điểm khan hiếm gạch, khiến không ít công trình đang xây dựng dở dang phải tạm dừng do không có gạch để thi công. Hiện, các nhà máy sản xuất gạch đã hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đủ cung cấp ra thị trường.
Theo kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 vừa được Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố mới đây, Kon Tum đạt 58.95 điểm (giảm 3.07 điểm so với năm 2020), xếp thứ 61/63 tỉnh, thành trong cả nước, thuộc nhóm tương đối thấp. Kết quả này một lần nữa đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục rà soát lại những kết quả và tồn tại, đồng thời đề ra giải pháp thực tế nhằm cải thiện mức độ hài lòng.
Trên các xã Ia Đal, Ia Dom, Ia Tơi thuộc huyện Ia H’Drai không còn cảnh hoang vu, trầm mặc như xưa bởi hiện hữu với những làng quê mới dựng của người Gia Rai, Mường, Tày, Nùng, Thái… bên những lô cao su xanh thẳm đang bật dậy mầm xanh, trải dài khắp núi rừng biên giới.
Trong một chuyến công tác mới đây, tôi và anh N (cán bộ khối Mặt trận và đoàn thể của một huyện) có dịp ghé thăm lại ngôi làng năm xưa anh N đã vận động nguồn lực từ xã hội trao mô hình sinh kế nuôi heo cho các hộ gia đình khó khăn ở địa phương.
Cuối tháng 4/2022, trong khuôn khổ Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch năm 2022, huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức Diễn đàn “ Sâm Ngọc Linh”, các sản phẩm đặc hữu. Tại diễn đàn này, nhiều biện pháp phát triển bền vững sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu đã được bàn luận.
Hiện nay, trên địa bàn một số huyện, thành phố trong tỉnh mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng Lò giết mổ tập trung nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, gây lãng phí. Trong khi đó, tình trạng giết mổ tại nhà ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của người dân trong khu vực vẫn diễn ra phổ biến. Do đó, người dân đề nghị đơn vị chức năng cần làm tốt công tác quản lý giết mổ, phát huy hiệu quả các lò giết mổ tập trung.
Ông Lê Danh Thứ - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh cho biết, năm 2021 và quý I năm 2022, mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid - 19 nhưng Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tích cực, chủ động, tập trung thực hiện vốn huy động tại địa phương và tính đến 31/3/2022 đạt 320 tỷ đồng, tăng 0,092 tỷ đồng so với năm 2021. Một số đơn vị đạt cao như huyện Ia H’Drai, Kon Plông ... Vốn nhận ủy thác của ngân sách địa phương 144,2 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng so với năm 2021, đạt 95% kế hoạch năm.
Những năm qua, diện tích trồng mì trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm, nhưng năng suất, sản lượng có sự gia tăng, góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân và đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy. Đây là tín hiệu tích cực để tỉnh ta thực hiện định hướng và mục tiêu là phát triển cây mì theo hướng ổn định, bền vững.
Nhằm quảng bá, giới thiệu các sản vật, ẩm thực đặc sắc của địa phương, đồng thời, tạo điểm vui chơi, trải nghiệm cho người dân cùng du khách, trong dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua, tại thị trấn Măng Đen, UBND huyện Kon Plông đã tổ chức Ngày hội giới thiệu dùng thử các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP.
Vừa qua, UBND huyện Đăk Tô phối hợp với Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo Giải pháp phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đăk Tô. Tại đây, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP nhằm giúp kinh tế nông nghiệp của địa phương “cất cánh”.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.