Sáng 21/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và UBND huyện Đăk Tô tổ chức Hội thảo Giải pháp phát triển sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đăk Tô.
Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đã từng bước tạo thương hiệu, định danh nông sản, xây dựng chuỗi giá trị hướng đến đưa nông sản của tỉnh nhà đến thị trường trong và ngoài nước.
Khi nghe thông tin về việc một vài tỉnh đang “kéo sâm Ngọc Linh về nhà mình”, phản ứng đầu tiên của tôi là “Sao có thể? Sâm Ngọc Linh là loài đặc hữu, có chỉ dẫn địa lý rồi cơ mà”.
Năm 2022, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) được phê duyệt 31 công trình sửa chữa lớn, trong đó có 3 công trình lưới điện 110kV, 24 công trình lưới điện trung hạ áp và 4 công trình phục vụ sản xuất.
Trong quý I/2022, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều hoạt động kinh tế- xã hội; trong khi đó, giá xăng dầu trên thị trường tăng tiếp tục gây sức ép lớn về chi phí vận chuyển, sản xuất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của tỉnh có mức tăng trưởng đáng kể.
Ngày 14/4, tại xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, Đội trí thức trẻ tình nguyện tỉnh (Tỉnh đoàn Kon Tum) tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đoàn viên, thanh niên năm 2022.
Sâm Ngọc Linh là loài dược liệu quý hiếm và được xem là “Quốc bảo”, có giá trị dược liệu vượt trội và giá trị kinh tế rất cao. Với nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có, tỉnh ta đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển sâm Ngọc Linh, từng bước hiện thực hóa “giấc mơ Quốc bảo”.
Hiện nay, tại một số công trình đang thi công trên địa bàn tỉnh, tình trạng đơn vị thi công chưa làm tốt công tác bảo đảm vệ sinh môi trường cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông gây ảnh hưởng đến việc đi lại và cuộc sống của người dân và đặc biệt tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Đó là điều người dân bức xúc khi lưu thông trên Quốc lộ 24 và một số con đường tại thành phố Kon Tum.
Thực hiện chủ trương tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách nhà nước (NSNN) của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương quản lý chặt chẽ chi ngân sách; đẩy mạnh khoán chi hành chính; đấu thầu, đặt hàng trong cung ứng dịch vụ công; cắt giảm dự toán đối với những nhiệm vụ chi thường xuyên đã giao từ đầu năm nhưng đến hết năm ngân sách theo quy định vẫn còn dự toán. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, chống lãng phí, tiêu cực và đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Với những ưu điểm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, ổn định đầu ra cho sản phẩm..., mô hình “cánh đồng lớn” là một trong những giải pháp nhằm thay đổi tư duy theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tập trung đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ đầu năm đến nay. Vì vậy, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công quý I/2022 đã có những chuyển biến đáng ghi nhận.
Theo kế hoạch, mùa trồng rừng năm 2022, toàn tỉnh sẽ thực hiện trồng mới 4.500 ha rừng. Để đảm bảo chỉ tiêu về diện tích, tiến độ trồng rừng vụ mới, thời điểm này ngành Nông nghiệp, các địa phương và các chủ rừng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành trồng rừng trong “khung thời vụ” tốt nhất.
Kinh tế tập thể, HTX là một trong các thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, có vai trò hết sức quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tạo điều kiện để các thành viên tham gia liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước khẳng định xuyên suốt qua các kỳ Đại hội.
Thời gian qua, bên cạnh phương thức bán hàng truyền thống trưng bày, tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống cửa hàng, siêu thị và nhà phân phối, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP của tỉnh còn chủ động đưa sản phẩm của mình giới thiệu, bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử (hoạt động kinh doanh qua internet) nhằm quảng bá rộng rãi, tăng số lượng đơn hàng và doanh thu.
Những cây cầu nối đôi bờ sông Đăk Bla không chỉ mang lại vẻ đẹp mới cho không gian đô thị mà còn rút ngắn khoảng cách, đem lại lợi thế, giúp các thôn làng, xã phường trên địa bàn thành phố ngày càng khởi sắc.
Dự án thành phần 2 thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24 trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn nên Bộ GTVT đã điều chỉnh gia hạn thời gian 2 lần. Tuy nhiên, tiến độ dự án vẫn chậm, vì vậy, Bộ GTVT đã ra “tối hậu thư” với thời hạn chót phải hoàn thành trước ngày 30/6/2022. Đơn vị thi công đang phải chạy đua với thời gian phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ.
Khởi động có phần muộn hơn một số địa phương trong tỉnh, song đến nay, huyện Kon Rẫy đã có 5 sản phẩm OCOP được chứng nhận “3 sao” cấp tỉnh. Gắn với trọng tâm xây dựng nông thôn mới, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đang được tập trung mọi nguồn lực để thực hiện, phấn đấu đến năm 2025 “ít nhất mỗi xã được công nhận một sản phẩm OCOP” theo Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ huyện đề ra.
Đợt mưa trái mùa vừa qua trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã bổ sung lượng nước dồi dào cho các hồ chứa thủy lợi, giúp ngành Nông nghiệp địa phương vượt qua giai đoạn khốc liệt nhất của mùa khô.
Thời gian qua, huyện Sa Thầy đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển cây ăn quả, chuyển từ quy mô nhỏ lẻ sang trồng tập trung, quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, qua đó giúp nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo tại địa phương.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.