Chiều 4/5, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Sa Thầy tổ chức giải ngân nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cho các hội viên Hội Nông dân xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy để thực hiện Dự án cải tạo và chăm sóc cà phê.
Đó là mô hình mà Hội Nông dân xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) triển khai đến các hội viên nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động), góp phần làm thay đổi thói quen của bà con, giúp cánh đồng thêm xanh, sạch, đẹp.
Giao đất giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng là chính sách lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp. Chính chủ trương này đã gắn kết quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Tôi không bất ngờ khi giám đốc một hợp tác xã quả quyết rằng, chuyển đổi số đang là thách thức, nhưng cũng là động lực để các hợp tác xã phát triển, bước ra khỏi “vỏ” tự ti, thụ động.
Từ một địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh, xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) đã vươn mình mạnh mẽ, từng bước thay da đổi thịt và trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới trước kế hoạch.
Năm 2022, tỉnh ta có kế hoạch trồng mới 3.000ha cây ăn quả. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời điểm này, các địa phương đang tích cực triển khai các phần việc để chuẩn bị xuống giống trồng vụ mới, góp phần mở rộng diện tích cây ăn quả của tỉnh.
Thời gian qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021- 2025.
Ngày 29/4, Hội Nông dân tỉnh phối hợp tổ chức giải ngân nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) cho các thành viên tổ hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi bò bán công nghiệp tại thôn Kon Tu Dốp 2, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô.
Được triển khai từ tháng 10/2021, đến nay, mô hình khuyến nông nuôi heo sọc dưa trong các hộ đồng bào DTTS do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sa Thầy phối hợp cùng UBND xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) thực hiện, bước đầu đạt kết quả khả quan.
Lần đầu tiên được tổ chức, Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch huyện Tu Mơ Rông năm 2022 đã thành công ngoài mong đợi. Phiên chợ đã để lại ấn tượng, tạo được niềm tin đối với người dân, du khách trong và ngoài tỉnh.
Từ ngày 26/4, Ban chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, chính quyền địa phương và đơn vị chủ rừng mở đợt cao điểm tuần tra, truy quét trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đó là khẳng định của ông Phạm Xuân Quang- Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông tại Lễ bế mạc Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch năm 2022 lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông.
Trong những ngày diễn ra Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch huyện Tu Mơ Rông năm 2022, Đội quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Kon Tum) và Đội Quản lý thị trường số 11 (Cục Quản lý thị trường Quảng Nam) đã ký kết kế hoạch phối hợp kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn.
Để tiếp tục phát triển vùng trồng cà phê Đăk Hà theo hướng bền vững, nâng tầm thương hiệu cà phê Đăk Hà có sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân và doanh nghiệp, hiện nay, ngành Nông nghiệp và chính quyền địa phương đang tập trung xây dựng thí điểm vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Trong khuôn khổ Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch huyện năm 2022, tối 25/4, UBND huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức buổi đấu giá củ sâm Ngọc Linh.
Đi dưới tán rừng thông xanh ngắt, những người trồng rừng trên đồi Sạc Ly nhớ lại những ký ức gian khó một thời đi trồng rừng ở mảnh đất lắm bom, mìn này. Nhưng với họ đó cũng chính là niềm vui, niềm tự hào vì đã góp sức mình dần dần phủ xanh đồi Sạc Ly, vùng đất chiến trường ác liệt năm xưa.
Ngày 25/4, huyện Tu Mơ Rông tổ chức phát động chiến dịch Quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng giai đoạn 2022- 2025 với chủ đề “Và rừng sẽ lên xanh”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch huyện Tu Mơ Rông năm 2022.
Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch năm 2022 do huyện Tu Mơ Rông tổ chức là hoạt động không chỉ nhằm quảng bá thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum bay xa mà còn là dịp để du khách thập phương biết và có cơ hội được tham quan, mua sắm sở hữu “Quốc bảo” ngay giữa thủ phủ của sâm Ngọc Linh.
Sáng 23/4, tại sảnh Cà phê Indochine Khách sạn Đông Dương (số 30 Bạch Đằng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc “Không gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của tỉnh”.
Là 1 trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (24/4/1972 - 24/4/2022), Tuần lễ trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của huyện Đăk Tô và của các địa phương trong tỉnh, được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa huyện Đăk Tô từ chiều ngày 20/4 đến hết ngày 24/4/ 2022.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.