Dù các sản phẩm làm ra không nhiều người mua song với niềm đam mê dệt thổ cẩm, cô Y Ngân (64 tuổi) và Y Dỏ (54 tuổi) người Jẻ - Triêng ở thôn Đăk Răng, xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi) ngày ngày vẫn miệt mài với từng sợi chỉ, từng đường nét hoa văn…
Không phải là người nghiền món xôi nhưng trong một lần có dịp được thưởng thức món xôi nếp than của người Jẻ ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) tôi đã bị chinh phục bởi cái vị dẻo, thơm, ngon ngọt khó cưỡng. Người ta nói xôi ngon hay không tùy vào loại gạo nếp nhưng với bà con đồng bào Jẻ nơi đây độc đáo hơn là việc sử dụng chiếc nồi hấp xôi truyền thống.
Với cách nấu đơn giản nhưng nếu ai đã từng thưởng thức có lẽ sẽ không bao giờ quên được mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt dịu từ từng hạt cơm căng tròn, bóng mượt của món “cơm nấu trong vỏ bầu” - món ăn dân dã của đồng bào Ja Rai từ lâu đời.
Lâu nay chỉ nghe nói đến cá cơm ở biển, loài cá nước mặn đã cho ra thứ nước mắm ngon nổi tiếng của nước ta, còn cá cơm sông thì quả thực rất lạ. Trong hệ thống sông của Kon Tum, loài cá này chỉ có ở dòng Sê San...
Nhìn sự chăm chút, tỉ mỉ đục đẽo từng đường nét trên tác phẩm nghệ thuật tượng gỗ, nhiều người nghĩ rằng A Yưk là nghệ nhân được truyền nghề bài bản. Thế nhưng, với người đàn ông này, mọi sự bắt đầu từ niềm đam mê và sự mày mò tự học mà nên...
Sau khi tỉnh Kon Tum được thành lập 3 tháng, ngày 3/5/1913, có một cậu bé cất tiếng khóc chào đời và được gia đình đặt tên Ngụy Như Kon Tum để ghi lại dấu ấn lịch sử của sự kiện tỉnh Kon Tum được thành lập (9/2/1913)- vùng đất gắn bó nhiều kỷ niệm với gia đình .
Vào những dịp có lễ hội lớn của tộc người Ba Na xưa, có lễ đâm trâu như mừng nhà rông mới hay lễ hội Et pơlêh, mừng xuân năm mới, nếu ai đã từng đến dự, không những được thưởng thức rượu ghè với mùi vị thơm ngon, ngọt nồng mà lại còn được nghe những khúc tình ca giao duyên Ba Na dạt dào tình cảm, xao xuyến lòng người...
Cư dân các dân tộc thiểu số Kon Tum khi ra khỏi nhà là mang theo cái gùi, đó là vật bất ly thân. Trong mỗi gia đình, từng người có chiếc gùi riêng của mình, gùi là vật dụng đã được “cá thể hóa”của mỗi người.
Ghè là tiếng phổ thông dùng để gọi một loại vật dụng của đồng bào các DTTS Kon Tum dùng để ủ/đựng rượu cần, là vật dụng thiết yếu trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của cư dân nơi đây.
Ting Pêng có thể được tổ chức bất cứ khi thời điểm nào trong năm, khi có điều kiện, kéo dài từ 2- 4 ngày… Kết quả khảo sát điền dã cho thấy, hiện nay chỉ còn vài làng ở xã Đăk Ui và xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) còn lưu giữ được lễ thức Ting Pêng độc đáo này...
Cơm, canh, thịt, cá... tất cả đều được nấu trong ống lồ ô - đây là nét độc đáo trong quá trình chế biến thức ăn của đồng bào các DTTS Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.
Cho đến nay, người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xê Đăng) ở xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông vẫn lưu giữ nghề rèn thủ công truyền thống, độc đáo của dân tộc mình. Với những bí quyết rèn gia truyền, người Ca Dong đã chế tác những nông cụ chất lượng, được dân làng ưa chuộng.
Gương hy sinh tiết liệt của chiến sĩ cách mạng Trương Quang Trọng luôn sáng mãi với sử xanh. Nhưng ít ai biết rằng, ông có một mối tình đẹp trong thời gian bị giam cầm ở Ngục Kon Tum.
Theo phong tục truyền thống của đồng bào DTTS nơi đây, lễ hội này nhằm mục đích thông báo cho mọi người và thần linh biết niềm vui của dân làng đã có nhà rông mới...
Nghe theo tiếng gọi của non sông, trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Thái Bình xung phong lên đường đi B và nhiều người đã ngã xuống trên đất Tây Nguyên, trong đó có Liệt sĩ- Anh hùng LLVT Phan Văn Viêm. Ngày nay, tên của người anh hùng này đã được đặt cho một tuyến đường ở thành phố Kon Tum.
Hiện ông Văn sưu tầm được gần 700 hiện vật, với gần 100 chủng loại là các vật dụng của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Trong số đó, có nhiều hiện vật có giá trị, như: bộ áo quần bằng vỏ cây, bộ chiêng Tha, bộ nỏ săn bắn, giáo mác, mũ đội bằng lá cây đi rừng, bộ túi đi săn, bộ rìu bằng đá…
Già làng A Xi cho biết: Cà kheo là dụng cụ đi lại một thời của chúng tôi. Vì lúc ấy chỉ có những con đường mòn nhỏ, nhiều hôm mưa lớn, đường lầy lội, phải dùng cà kheo để đi nương rẫy hay đến nhà rông. Đi cà kheo nhanh hơn gấp 3 lần đi bộ và lại rất tiện, khỏi sợ bùn đất, lầy lội...
74 tuổi, già A Díp vẫn tích cực lao động, trồng trọt, vận động dân làng làm nhà rông truyền thống... Đặc biệt già còn là người truyền lửa để bà con dân làng, nhất là thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.