A Đông (làng Đăk Rơ Chót, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) được xam là một nghệ nhân đa tài. Ngoài việc biết đánh nhiều bài chiêng nhất trong làng, anh còn có tài chế tác, sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình và luôn nỗ lực để truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ.
Năm 2015, nghệ nhân A Nian (69 tuổi) ở làng Kon Stiu, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Với danh hiệu cao quý này, nghệ nhân A Nian luôn nêu cao ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là di sản văn hóa cồng chiêng.
Những người yêu cồng chiêng ở huyện Kon Rẫy đều biết đến ông Đinh Plát sinh năm 1956, người dân tộc Ba Na, hiện trú tại thôn 4 làng Kon Gộp, xã Đăk Pne. Bởi dưới đôi bàn tay tài hoa của ông, hàng chục bộ cồng chiêng ở các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện đã tìm lại được thanh âm. Mọi người cũng vì thế mà thường gọi ông là người gọi hồn cồng chiêng về.
Thời điểm từ cuối tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, người dân ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) lại rủ nhau đi rừng lấy măng le về chế biến các món ngon hoặc phơi khô để bán theo đơn đặt hàng của nhiều thương lái từ thành phố Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Bình Định... lên thu mua. Có lẽ do đặc thù thổ nhưỡng nên măng le ở vùng đồi núi Đăk Psi từ lâu đã trở nên nổi tiếng.
Nghe phong tục chia chiêng, ché khi con trai đi lấy vợ, con gái đi lấy chồng của người Ja Rai, tôi hỏi đùa cô bạn Y H’Lan - người vừa mới “bắt” chồng: “Thế cậu có được bố mẹ chia chiêng, ché làm của hồi môn không”? Cô bạn tôi cười. Nụ cười duyên dáng của cô gái Ja Rai càng khiến cho sự tò mò của tôi nhân lên gấp bội. Thế là tôi quyết tâm tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo này của dân tộc Ja Rai…
Từ những mẻ cá cơm tươi được phơi vàng rụm dưới ánh nắng tự nhiên, không cần chất bảo quản, các chị, các mẹ ở xóm chài (thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) đã chế biến nên món bánh tráng cá cơm thơm ngon, hấp dẫn, đậm đà. Chẳng biết tự bao giờ, từ món ăn vui miệng, cho các đấng mày râu “lai rai” trong những buổi chiều trên sông, bánh tráng cá cơm dần được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nức tiếng khắp vùng.
Già A Ling là nghệ nhân đa tài của làng Pa Cheng (xã Đăk Long, huyện Đăk Hà), bởi ông không chỉ giỏi đánh cồng chiêng mà còn biết chế tác, chơi được nhiều nhạc cụ dân tộc; thuộc và kể được rất nhiều bài sử thi. Nặng lòng với văn hóa truyền thống, bao năm nay già A Ling luôn đau đáu tìm cách truyền dạy những gì mình biết được cho con cháu trong làng…
Sau ngày giải phóng miền Nam, Quân khu 5 đã quyết định đầu tư xây dựng đập Mùa Xuân (còn gọi là đập Đăk Uy) nhằm giúp người dân địa phương có nguồn nước tưới, phục vụ sản xuất. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất Kon Tum lúc bấy giờ được dựng xây bằng mồ hôi, công sức của "Bộ đội Cụ Hồ" như một món quà tri ân với những người dân đã hết lòng nuôi giấu, chở che bộ đội và góp phần hồi sinh "vùng đất chết" bởi bom đạn chiến tranh. Đến hôm nay, bài ca lao động ngày ấy vẫn còn âm vang mãi…
Đứng trên nhà rông văn hóa làng Bình Loong (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy), tôi phóng tầm mắt về phía lòng hồ thủy điện Ia Ly theo hướng tay chỉ của trưởng thôn A Nghiêng. Dưới màn mưa tầm tã, tán lá mai dương ướt lướt thướt che kín một di chỉ khảo cổ học đã từng làm chấn động giới khảo cổ, làm thay đổi cách nhìn về vai trò của Kon Tum nói riêng, Tây Nguyên nói chung trong dòng chảy tiến hóa của loài người - di chỉ Lung Leng.
Lễ cúng tạ ơn là một trong những nghi lễ truyền thống của đồng bào Ja Rai. Lễ cúng được tổ chức dưới góc độ gia đình để mỗi cá nhân tạ ơn Yàng đã phù hộ cho mình biết đan lát, dệt vải hay có được sức khỏe để làm nương làm rẫy, mùa màng bội thu.
Đến với người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xê Đăng) ở huyện Kon Plông, chúng tôi như lạc vào một thế giới mới lạ với những nét văn hóa độc đáo. Ở đây, từ nếp ăn, nếp ở, tập tục, ẩm thực dường như đều khác lạ... Chính điều đó đã làm nên những nét riêng và níu chân du khách ở các vùng miền.
Đầu tháng 7, theo chân những người lính năm xưa, chúng tôi đi thăm một số cơ sở bí mật giữa lòng địch ở thị xã Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum) trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những địa chỉ đỏ ngày ấy nay đã trở thành các dãy nhà san sát nhau, sầm uất, nhộn nhịp, nhưng trong kí ức của các cán bộ, đội viên, nhân viên và cơ sở của H5, những địa chỉ này mãi là chứng tích đáng nhớ, một thời giúp bộ đội ta chiến đấu, làm nên những chiến công oanh liệt.
Đăk Tô - Tân Cảnh là địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng oai hùng của tỉnh Kon Tum. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây đã từng xảy những trận đánh ác liệt giữa ta và địch, đặc biệt là trận đánh giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh năm 1972… Ngày nay, Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đã trở thành niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc Kon Tum và là điểm đến của du khách gần xa khi ghé thăm Kon Tum.
Kà Tem (gọi là cây hành rừng hoặc kiệu rừng), là thực phẩm tự nhiên từ rừng của bà con đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Đăk Glei. Không chỉ dùng để làm món ăn hàng ngày, Kà Tem còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Sau những bước thăng trầm, người dân làng Đăk Răng (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) đã biết giữ gìn, bảo vệ những bộ cồng chiêng quý để những báu vật này còn mãi, cho nhịp cồng chiêng luôn vang vọng trong những lễ hội truyền thống của dân làng. Họ coi đây như là một cách để dành của lại cho con cháu sau này.
Không hút khách bằng sự cổ kính hay sầm uất, thành phố Kon Tum quyến rũ du khách bằng sự bình yên, hiền hòa riêng có; để rồi khi dời gót, ai cũng nhắn nhủ rằng, sẽ sớm trở lại với phố núi thân thương...
Những vị khách từ xa đến không báo trước, nên già A Nhơ tạm trễ hẹn với cuộc vui có uống rượu mừng của người trong làng. Lung Leng nằm ở cuối xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, bên dòng Pô Kô huyền thoại miệt mài chảy ra bao vùng đất Bắc Tây Nguyên uốn lượn. Lung Leng không chỉ nổi tiếng bởi là vùng“đất thiêng”, cội nguồn của di chỉ khảo cổ mang dấu ấn thời tiền sử, mà còn được biết đến là một trong những nơi in đậm nét đẹp văn hóa thuyền độc mộc.
Dù chuyến công tác qua các tỉnh Tây Nguyên Kon Tum có thời gian rất ngắn nhưng các anh, chị ở Báo Phú Thọ vẫn dành thời gian đi tham quan Cột mốc quốc giới 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi.
Chỉ với rìu, dao, đục, bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, nghệ nhân A Bình ở làng Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) đã “biến” những khúc gỗ vô tri thành những bức tượng mang cảm xúc, thể hiện nhịp sống sống động, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày của người Xê Đăng.
“Ơ Giàng, xin phù hộ cho mái nhà rông của làng được cao mãi, dân làng làm được nhiều lúa gạo, không xảy ra dịch bệnh, ốm đau...” - Lời khấn của già làng A Thiếu vọng về trong tiếng cồng chiêng, báo hiệu bắt đầu lễ mừng nhà rông mới của làng Kon Gu II, hấp dẫn nhóm du khách đang mải mê chụp ảnh...
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.