Tôi vào xã Xốp khi những cánh rừng đã bắt đầu xào xạc gió khô hanh. Cuối tháng 11 rồi, nhưng gió núi chưa hừng hực cuốn theo bụi đất mà nhẹ thổi qua những nóc nhà. Dòng Đăk Mỹ miệt mài chảy vào thời gian, chảy qua năm tháng, con nước xoáy tròn vào đá, chững lại như ngẫm nghĩ, rồi buông rời đá mà xuôi dòng, miên man kể những chuyện vui ở Xốp...
Người Ja Rai có câu “Ting ning jing ơi yă ching chênh”, dịch nghĩa “Ting ning là ông bà cồng chiêng”. Loại nhạc cụ này không thể thiếu vắng trong các sự kiện văn hóa, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp của văn nghệ dân gian.
Trải qua thời gian, lệ làng ngày càng được điều chỉnh, chọn lọc cho phù hợp hơn với xu thế phát triển và đến nay, cùng với pháp luật của Nhà nước, lệ làng vẫn tồn tại, góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng làng.
Cùng với sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm, măng khô, rượu sim…, chuối sấy cũng là đặc sản của Kon Tum. Sản phẩm được làm từ chuối sứ (chuối mốc) ép mỏng rồi đem sấy, nướng, mang hương vị thơm ngon đặc biệt…
Đất lành chim đậu, gắn bó với mảnh đất Kon Tum, người Quảng Nam đã để lại dấu ấn đậm nét. Cùng với các dân tộc trên địa bàn tỉnh, bà con xứ Quảng góp phần làm cho mảnh đất Kon Tum thêm đa dạng, phong phú, ngày càng phát triển.
Theo các nhà nghiên cứu, Kon Tum có những "địa tầng văn hóa" bí ẩn đầy sức cuốn hút vẫn chưa được khám phá hết. Ngay bên dòng Đăk Bla thơ mộng, hiện vẫn còn lưu giữ những dấu tích của người Chăm, mà theo các nhà nghiên cứu thì đây là một trong những di tích văn hóa Chămpa cổ nhất ở Tây Nguyên...
Sáng sớm ở đây khá nhộn nhịp. Dưới gốc cổ thụ, các chị, các mẹ đã bày bán những mớ rau mướt xanh mơn mởn. Bí đỏ, bí xanh quả nào quả nấy láng coong. Những quả bắp hạt đều tăm tắp, trắng sữa nhìn rất bắt mắt.
Tôi về làng Đăk Phía, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) vào đúng dịp Phòng Văn hóa-Thông tin huyện tổ chức bế giảng lớp truyền dạy cồng chiêng cho 30 thanh thiếu niên. Nhà rông của làng tưng bừng không khác gì ngày hội. Bà con dân làng tụ hội tại nhà rông để cổ vũ cho con, em mình "báo cáo" kết quả sau 3 tháng học tập.
Vốn có năng khiếu và niềm đam mê với âm nhạc từ lúc còn thanh niên, đến nay, dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, già Thao Chrêm ở làng Đăk Mế (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi), vẫn miệt mài tìm tòi, chế tác, gìn giữ các loại nhạc cụ của dân tộc Brâu. Không giữ cho riêng mình, người “nhạc trưởng” này còn ngày ngày cần mẫn truyền dạy lại cho thế hệ trẻ.
Làng Chốt, tôi đã đến lần đầu cách đây hơn một thập niên, nhưng vẫn nhớ mãi. Nhớ, không chỉ vì sự khí khái, hào hiệp của người dân nơi đây, mà còn bởi trong họ có đời sống văn hóa rất đặc sắc… Tất cả đã tạo nên một làng Chốt với những nét hấp dẫn riêng biệt, đủ gợi nhớ cho những ai dù chỉ một lần đến.
Dân ca là kết quả tuyệt vời của sự sáng tạo trong đời sống tinh thần đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng sinh hoạt hát dân ca vẫn được đồng bào duy trì, lưu giữ và truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác...
Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007, Đình Võ Lâm là một trong những di tích hiện đang được lưu giữ của làng cổ Võ Lâm, ngôi làng góp phần quan trọng vào việc hình thành nên thành phố Kon Tum ngày nay.
Làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) là nơi cư trú lâu đời của đồng bào H’Rê, nơi đây người dân còn lưu giữ được nhiều lễ hội liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong đó, lễ đón bầu nước thiêng từ dòng suối được coi là nghi lễ truyền thống quan trọng, lớn nhất trong năm đánh dấu sự mở đầu một năm trồng cấy.
May mắn khi đến Mường Hoong, Ngọc Linh (Huyện Đăk Glei) vào trúng mùa trái cây rừng, không bỏ lỡ cơ hội, chúng tôi theo chân người dân đi đến tận gốc để nhìn thấy, tận tay hái và thưởng thức hương vị của quả rừng Tây Trường Sơn.
“Từ xa xưa, người Ba Na chỉ tin vào Yàng. Nhưng nếu có ông Tổ cồng chiêng như quan niệm của người Kinh, thì mình xin làm cháu chiêng. Sau mình, là lớp chắt, chút, chít… của chiêng. Chiêng cồng, nhờ đó, sẽ còn mãi với thời gian…”- ông A Biu ở làng Plei Klăch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum chia sẻ.
Được thành lập từ đầu thế kỉ XX, làng Lương Khế là một trong những khu dân cư người Kinh sống bằng nghề mua bán, trao đổi hàng hóa được hình thành sớm trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Hình thành từ những năm đầu thế kỉ XX, đến nay làng Trung Lương đã có hơn 100 năm tuổi. Cùng với các làng khác như Tân Hương, Lương Khế, Phương Nghĩa, Võ Lâm... làng Trung Lương đã góp phần quan trọng vào việc hình thành nên đô thị Kon Tum ngày nay.
Tình yêu đầu tiên của con người là tình mẫu tử. Do thế mà tình mẫu tử luôn được tôn vinh và trường tồn kim cổ. Kể cả những hiện tượng tự nhiên, con người cũng có cách lý giải, quy nạp về cho tình cảm thiêng liêng ấy.
Tiếng Tơ Rưng, Klông Pút như đã ở trong máu từ khi mới chào đời, nhưng đến ngoài 50 tuổi, bà Y Sinh mới thực sự dành hết tâm sức cho những giai điệu của nứa tre, để những thanh âm dân dã từ thiên nhiên ấy hoà quyện cùng hồn người, làm nên một phần nét đẹp văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Xê Đăng vùng Bắc Tây Nguyên.
Với ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, làng Đăk Răng, xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi) ngày nay đã trở thành điểm cuốn hút nhiều du khách nước ngoài cũng như những người đam mê nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian. Ngoài tài nghệ chế tác và biểu diễn các loại nhạc cụ truyền thống độc đáo, người Giẻ Triêng nơi đây còn nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm…
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.