Với người Mơ Nâm ở huyện Kon Plông, con trâu có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của mỗi gia đình. Chính vì vậy, hàng năm người Mơ Nâm đều tổ chức lễ làm chuồng trâu để thể hiện tình cảm yêu quý đối với loài vật này, đồng thời là dịp tạ ơn thần linh đã phù hộ cho đàn trâu khoẻ mạnh, sinh nhiều con để người dân có cuộc sống ấm no.
Muốn truyền dạy cồng chiêng cho bà con dân làng để bảo tồn bản sắc văn hóa thì trước hết bản thân mình phải truyền dạy cho con cháu trong gia đình để làm gương...
Cứ mỗi tối, trong căn nhà nhỏ, ông A Huynh ở làng Kon SLạc, thôn 12, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) lại “biểu diễn” các nhạc cụ truyền thống do chính tay mình làm. Theo điệu đàn, bà Y Pa – vợ ông Huynh vừa nhẩm những bài hát cổ, vừa thoăn thoắt dệt những tấm vải thổ cẩm đủ sắc màu. Đêm thanh vắng, những âm thanh kì diệu như tiếng suối hát, tiếng mưa tí tách hòa vào tiếng khung cửi làm cho không gian nhỏ thêm yên bình.
Đến Kon Tum du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, đắm mình trong âm vang cồng chiêng, múa xoang của các lễ hội truyền thống cùng các chàng trai, cô gái Xê Đăng, Ba Na, Giẻ - Triêng, Ja Rai… với những bộ trang phục thổ cẩm rực rỡ sắc màu mà còn có dịp được thưởng thức nhiều món ngon mang đặc trưng riêng có…
Người Xơ Đrá (một nhánh của dân tộc Xê Đăng) ở các làng Đăk Phía, Kon Rôn, Kon Braih (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà) thường có một “khu vực thiêng” không một ai dám “xâm phạm”...
Không khó để tìm đến nhà ông A Huynh ở làng Kon Sà Lạt (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy), bên Quốc lộ 24. Căn nhà nhỏ nhưng gọn ghẽ, khang trang của ông A Huynh chiều nay vui hơn vì có mấy đứa cháu nhỏ về chơi, quây quần với ông bà.
Khi còn đi học, mỗi lần nghe câu hát “Tháng 3, mùa con ong đi lấy mật/ Mùa con voi xuống sông hút nước/ Mùa em đi phát rẫy làm nương/ Mùa anh đi vào rừng cài bẫy đặt chông…” trong bài hát “Tháng 3 Tây Nguyên” của nhạc sĩ Văn Thắng (phổ thơ của nhà thơ Thân Như Thơ) tôi luôn ước ao một lần được đến với Tây Nguyên.
Với người Ba Na, lễ Cầu an hay còn gọi là Puh hơ drih là một trong những lễ hội quan trọng nhất từ xa xưa vẫn được người dân lưu truyền, gìn giữ cho đến nay. Lễ Cầu an được tổ chức với mục đích xua đuổi những điều xấu, dịch bệnh ra khỏi thôn làng và cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với cộng đồng.
Khi mua bất cứ một tài sản nào có giá trị hay trong gia đình có người thi đậu đại học, làm việc thành tài… người Xơ Đrá - một nhánh của người Xê Đăng đều tiến hành tục bôi tiết để “rửa”, báo với Yàng, cầu xin Yàng đem đến những điều tốt lành.
Khác với nhịp điệu cồng chiêng của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên, người Mơ Nâm ở Kon Plông có cách đánh và hòa âm cồng chiêng rất độc đáo, được phối với loại nhạc cụ truyền thống mà bà con nơi đây gọi là Tà Vẩu. Với người Mơ Nâm, ở những lễ hội vui nhộn, nếu có cồng chiêng mà không có Tà Vẩu thì không khác gì chế biến món ăn mà thiếu đi gia vị.
Trong một buổi sáng đầu xuân Đinh Dậu, chúng tôi về vùng căn cứ H16. H16 là bí danh của huyện Kon Rẫy trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bao gồm cả xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà ngày nay), song làng Kon Rlong, xã Đăk Kôi bây giờ mới chính là nơi ghi dấu di tích lịch sử cách mạng Khu căn cứ Huyện ủy ngày trước.
Theo quan niệm tín ngưỡng từ thuở xa xưa của đồng bào các dân tộc thiểu số Bắc Tây Nguyên, thần lúa mang hồn phụ nữ, nên các nghi lễ, hội lễ cúng hồn lúa, mừng mẹ Lúa được tổ chức gắn với từng gia đình, hay cộng đồng làng đều để bày tỏ lòng biết ơn, kính quý đối với thần linh và cầu mong những điều may mắn tốt lành sẽ tới, tai ương khổ ách được qua.
Bước vào mùa khô, khi những khóm hoa dã quỳ vàng rực khoe sắc khắp núi đồi, già làng A Chạc (71 tuổi) ở làng Đông Nây, xã Đăk Man (huyện Đăk Glei) lại thấy lòng rạo rực niềm vui, bởi mùa xuân đang đến, ngày Tết Nguyên đán cũng cận kề.
Từ xa xưa, người Giẻ ở Đăk Glei đã biết đan chiếu Cỏr để nằm ấm (loại chiếu đặc trưng riêng có được làm từ lá Cỏr-dứa rừng) nhằm chống chọi với cái lạnh những tháng cuối năm ở vùng cao. Ngày nay, tại các làng đồng bào Giẻ ở vùng sâu, vùng xa của huyện Đăk Glei, nhiều gia đình vẫn còn giữ phong tục đan loại chiếu truyền thống này.
Chúng tôi về xã Hiếu trong một ngày cuối đông, trời dịu nắng. Con đường mòn xẻ đôi những con dốc, rồi lại nối dốc len lỏi dưới tán rừng. Rừng xã Hiếu mênh mông, rộng lớn che chở cho gần 2.900 người đồng bào dân tộc thiểu số M’Nâm, H’Re sống yên vui dưới tán rừng.
Mỗi chuyến đi công tác xa, cô bạn tôi thường “chít chát” về mà than rằng: Hôm nay, đi qua cầu của “người ta” mà nhớ quá chừng, thương quá chừng cầu Đăk Bla “của mình”. Tôi cười toáng lên: Thương gì không thương, nhớ gì không nhớ, lại đi thương nhớ một cây cầu? Nói vậy, nhưng lại nghĩ: Không phải mình cũng thế ư? Mà đâu chỉ riêng ai, có biết bao nhiêu người đã thương nhớ một cây cầu mỗi khi xa nhà...
Làng Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) xưa nay nổi tiếng với nghề làm rượu cần. Bởi rượu cần ở đây có hương vị thơm ngon đặc biệt "như dẫn dụ, như quyến rũ" đối với những ai thưởng thức. Ngày nay, nghề truyền thống này vẫn được nhiều gia đình người Ba Na nơi đây gìn giữ. Đặc biệt, trong số đó có một đại gia đình đã góp nhiều công sức để đưa hương rượu cần truyền thống của làng mình bay xa…
Không để cồng chiêng phải “chảy máu” như ở các nơi khác, người dân làng Kon Ktủh, thôn 11, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) không chỉ góp tiền mua bộ cồng chiêng mà còn nâng niu, giữ gìn như một báu vật của làng suốt 35 năm qua. Nhịp cồng chiêng ở làng Kon Ktủh cũng nhờ đó mà thêm phần đắm say, mê hoặc và tiếp tục tiếp sức cho lớp trẻ niềm đam mê “giữ lửa” văn hóa truyền thống.
Kon Plông được biết đến là vùng đất với rất nhiều đặc sản núi rừng và các loại cây dược liệu như: măng khô, chuối rừng, sơn tra, tiêu rừng... Tuy nhiên, mỗi vùng đất lại có những loại cây đặc trưng, ưu thế riêng. Và xã Ngọc Tem là địa phương được xem như xứ sở của chuối rừng Kon Plông.
Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, có đến 3 lần già A Ram cùng với bà con dân làng Chốt, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) phải dời làng đi nơi khác. Mỗi lần như thế, già A Ram phải vất vả lắm mới giữ được những bộ chiêng, ché (ghè) cổ do cha mẹ để lại…
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.