Cho đến nay, người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xê Đăng) ở xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông vẫn lưu giữ nghề rèn thủ công truyền thống, độc đáo của dân tộc mình. Với những bí quyết rèn gia truyền, người Ca Dong đã chế tác những nông cụ chất lượng, được dân làng ưa chuộng.
Gương hy sinh tiết liệt của chiến sĩ cách mạng Trương Quang Trọng luôn sáng mãi với sử xanh. Nhưng ít ai biết rằng, ông có một mối tình đẹp trong thời gian bị giam cầm ở Ngục Kon Tum.
Theo phong tục truyền thống của đồng bào DTTS nơi đây, lễ hội này nhằm mục đích thông báo cho mọi người và thần linh biết niềm vui của dân làng đã có nhà rông mới...
Nghe theo tiếng gọi của non sông, trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Thái Bình xung phong lên đường đi B và nhiều người đã ngã xuống trên đất Tây Nguyên, trong đó có Liệt sĩ- Anh hùng LLVT Phan Văn Viêm. Ngày nay, tên của người anh hùng này đã được đặt cho một tuyến đường ở thành phố Kon Tum.
Hiện ông Văn sưu tầm được gần 700 hiện vật, với gần 100 chủng loại là các vật dụng của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Trong số đó, có nhiều hiện vật có giá trị, như: bộ áo quần bằng vỏ cây, bộ chiêng Tha, bộ nỏ săn bắn, giáo mác, mũ đội bằng lá cây đi rừng, bộ túi đi săn, bộ rìu bằng đá…
Già làng A Xi cho biết: Cà kheo là dụng cụ đi lại một thời của chúng tôi. Vì lúc ấy chỉ có những con đường mòn nhỏ, nhiều hôm mưa lớn, đường lầy lội, phải dùng cà kheo để đi nương rẫy hay đến nhà rông. Đi cà kheo nhanh hơn gấp 3 lần đi bộ và lại rất tiện, khỏi sợ bùn đất, lầy lội...
74 tuổi, già A Díp vẫn tích cực lao động, trồng trọt, vận động dân làng làm nhà rông truyền thống... Đặc biệt già còn là người truyền lửa để bà con dân làng, nhất là thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Mỗi vùng đất, mỗi tên làng của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đều có những ý nghĩa đặc biệt, gắn liền với lịch sử hình thành, địa thế, đặc điểm nơi cư trú và cũng có khi gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về vùng đất ấy...
Ở Kon Tum, tại khu vực khách sạn Đăk Bla, nhà hàng Ngọc Linh và khách sạn Đông Dương nhìn ra sông Đăk Bla, đang đứng sừng sững 5 cây vông đồng cổ thụ sum suê. Chưa ai biết rõ những cây vông này đã bao nhiêu tuổi. Nhưng lần mò vào những trang sử liệu ít ỏi hiện có, theo phép so chiếu, có thể nói rằng chúng đã trên trăm tuổi.
Rượu Đoát có màu trắng đục như nước dừa, mùi thơm rất dịu. Nói là rượu nhưng khi uống vào hoàn toàn không có vị cay, đắng mà rất thanh mát, vị hơi ngọt ngọt
Đặt tên cho con ngay sau khi sinh để tránh bị ma quỷ, thần linh tranh giành đặt trước; làm lễ thổi tai để truyền dạy những điều tốt đẹp cho một đứa trẻ là nét độc đáo trong phong tục của đồng bào DTTS...
Sự ra đời của "Bóng cây Kơ nia" gắn liền với mảnh đất Kon Tum, bởi nó được sáng tạo ngay tại Tê Xăng (Tu Mơ Rông, Kon Tum). Vì thế, nói đến Kon Tum thì phải nói đến "Bóng cây Kơ nia" và ngược lại...
“Bây giờ, ở làng này chỉ có mình là còn ghè Yang thôi. Ghè này thể hiện nét tinh túy và truyền thống của dân tộc, mình sẽ cố gắng giữ gìn và không bao giờ bán với bất cứ giá nào” – bà Y Ngir khẳng định.
Với không gian tự nhiên, nguyên thủy và thuần khiết như nơi đây, tất cả những gì mà con người chạm vào đều phải rất nhẹ nhàng, thận trọng và tinh tế. Muốn vậy, không gì khác chúng ta phải cố gắng lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên...
Măng Đen có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 18-22oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ trung bình 150C, tháng nóng nhất là tháng 5 với nhiệt độ trung bình dưới 22,70C. Măng Đen được ví như "Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên".
Gần nửa thế kỷ qua, ca khúc “Bóng cây Kơ-nia” luôn làm say mê, rung động bao người. Nhưng thường người nghe chỉ nhớ bài hát là của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, ít ai để ý đến dòng chữ: “Phổ thơ Ngọc Anh”.
3 năm trở lại đây, ngôi nhà của già làng Bloong Vẻ đã trở thành điểm “du lịch văn hóa bản địa” giới thiệu trên 100 vật dụng, nhạc cụ đặc trưng dân tộc Jẻ - Triêng cho các đoàn khách du lịch ghé thăm.
Theo Tỉnh lộ 676 từ huyện Đăk Tô đi vào huyện Tu Mơ Rông, ngay ở điểm đầu là dãy núi Mang Rơi án ngữ, đứng trên đỉnh đèo thấy mây lãng đãng bay ngay dưới chân, phóng tầm mắt nhìn sang phía tây sẽ bao quát được gần như toàn bộ vùng đất Đăk Tơ Kan và Đăk Rơ Ông,
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.