Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.
Để góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Đăk Tô quan tâm tạo điều kiện cho các học sinh được thường xuyên tiếp xúc, trải nghiệm, gắn bó với văn hóa cồng chiêng, xoang; tạo không khí hào hứng, vui tươi cho các em sau những giờ học căng thẳng.
Là công chức tại UBND xã Kroong và giữ nhiều chức danh tại thôn, làng như Bí thư chi bộ thôn, Đội trưởng đội cồng chiêng, anh A Mlưn (39 tuổi) ở thôn Kroong Klah (xã Kroong, thành phố Kon Tum) luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp và người dân tin tưởng, yêu mến bởi sự năng động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ.
Trò chuyện với vợ chồng nghệ nhân ưu tú Y Nhuih và A Thui, tôi không chỉ bị cuốn hút bởi sự am hiểu sâu sắc nhạc cụ và điệu múa truyền thống mà còn cảm nhận được tấm lòng của họ trong việc gìn giữ và làm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống.
Không nỡ nhìn nghề gốm truyền thống của cha ông bị mai một, dù đã cao tuổi và đau bệnh triền miên, nhưng nghệ nhân ưu tú Y Ber (74 tuổi) ở làng Kon Săm Lũ (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) vẫn ra sức giữ gìn nghề gốm cho tương lai.
Tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na, anh Huỳnh Nguyên Thông - hay còn được nhiều người biết đến với cái tên “Thong Bahnar”- đã dành hàng chục năm để học hỏi, gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống này.
Với lợi thế về văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên mộc mạc, hoang sơ, cộng đồng người Gia Rai tại làng Weh (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) đang tích cực bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Già A KLang không phải nghệ nhân mà chỉ đơn thuần là một lão nông mê đan lát, khéo tay hay làm. Sinh ra ở làng, am hiểu kiến trúc nhà rông truyền thống lại có đam mê đan lát, già A KLang đã tự thiết kế, sáng tạo, làm nên các nhà rông, nhà dài mô hình bằng tre, tranh, nứa, dây mây.
Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Đội trưởng đội cồng chiêng A Hlik (48 tuổi) ở làng Plei Druân (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) luôn xem cồng chiêng như “máu thịt” của mình. Ông đang cùng các nghệ nhân khác trong làng tích cực vận động bà con, lớp trẻ tham gia tập luyện cồng chiêng để bảo tồn vốn quý của dân tộc.
Mặc dù còn hoang sơ, nhưng không kém phần thơ mộng, đến với suối Đăk Lôi, du khách có thể thỏa thích ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo mà thiên nhiên ban tặng.
Đi qua 79 mùa rẫy, dù mắt đã mờ, sức đã yếu, nhưng ông A Deo vẫn miệt mài từng ngày ngồi đan lát trong căn nhà vách ván ở thôn Năng Nhỏ 1, xã Đăk Sao (huyện Tu Mơ Rông). Với đôi tay tài hoa, ông A Deo tạo ra những dụng cụ, vật phẩm tỉ mỉ từng chi tiết và bền chắc, dẻo dai.
Tại Ngày hội kết nối, quảng bá sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực nông thôn đặc trưng gắn với Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) lần thứ II, đội nghệ nhân làng Plei Druân đã trình diễn xuất sắc tiết mục cồng chiêng, xoang kết hợp tái hiện lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai. Phần trình diễn của đội đã để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng cho người xem, và đã giành giải Nhất tại Hội thi.
Gặp cơn mưa bất chợt, chúng tôi ghé vào nhà rông làng Kon Hơ Drế (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà). Và tại đây, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu sâu thêm về nhà rông, về vùng đất và dân làng Kon Hơ Drế.
Ở thôn Plei Chor (xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum), những người yêu âm nhạc, văn hóa truyền thống không ai là không biết nghệ nhân A Glững (41 tuổi) bởi tài năng và niềm đam mê với cồng chiêng. Anh còn là nhân tố tích cực vận động, tuyên truyền dân làng xây dựng nếp sống văn minh, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.
Người có uy tín, già làng trong đồng bào DTTS ở huyện Sa Thầy luôn gương mẫu đi đầu và có tiếng nói quan trọng đối với dân làng. Việc phát huy vai trò người có uy tín, già làng ở địa phương góp phần tích cực đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đi vào đời sống.
Là 1 trong số 7 DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh, cộng đồng dân tộc Gié-Triêng sinh sống chủ yếu ở hai huyện Đăk Glei và Ngọc Hồi với dân số trên 39.000 người. Bên cạnh tích cực lao động sản xuất, đoàn kết, giúp nhau nâng cao đời sống, họ còn tích cực tham gia, giữ gìn văn hóa truyền thống.
Lễ Kra cơ maar (Cầu an) là nghi lễ lớn nhất trong hệ thống lễ hội truyền thống của người Hà Lăng (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở làng Rờ Kơi (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy).
Với niềm đam mê, nghệ nhân trẻ A Kuưng (40 tuổi) ở thôn Kon Mơ Nay Kơ Tu 1 (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) luôn tích cực học hỏi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức kỹ thuật đánh cồng chiêng và những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Thác Đăk Ka Tiêu ở gần làng Đăk Y Pai, xã Măng Bút, huyện Kon Plông là một trong những thắng cảnh đẹp, điểm đến cho những ai muốn trở về với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, lắng nghe núi rừng tình tự.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.