Mỗi năm, vào mùa lễ hội, khi cái lạnh se se của gió xuân tràn về, làm các cánh rừng cứ xanh biếc lên, cũng là khi những ngôi làng Giẻ Triêng dìu dặt tiếng Đinh Tút, khi réo rắt, khi thủ thỉ như lời tâm tình. Phải chăng vì vậy mà Đinh Tút còn được biết đến như là âm thanh của núi rừng đón xuân về...!
Nhạc sĩ A Đuh hiện đã nghỉ hưu. Trong cuộc đời sáng tác của mình, anh để lại dấu ấn bằng những ca khúc như: Hãy đợi anh, Hát gọi đêm trăng, Mưa nắng gió quê em, Mùa xuân về… Trong số đó, anh thích nhất bài Đàn Ting gling phổ thơ của nhà thơ Tạ Văn Sỹ. Ca khúc này được Đoàn Nghệ thuật Dân tộc Kon Tum dàn dựng, tham gia và giành Huy chương Vàng tại Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 2012.
Không rộn ràng váy hoa, áo đẹp; không tù và cũng chẳng sáo nhị, bao nhiêu năm nay, chợ phiên Đăk Hà vẫn bình dị, hiền hòa như thế. Chỉ với tấm bạt lót, trải hàng hóa lên bên vệ đường, những người nông dân chất phác bán đầy đủ các mặt hàng rau nhà, củ vườn, gà nuôi… đáp ứng nhu cầu của các “thượng đế” khắp cả vùng.
Sinh ra và lớn lên ở làng Tăm Mơ Năng (xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà), ông A Bók tham gia hoạt động cách mạng từ nhỏ, được kết nạp Đảng rồi đi làm cán bộ huyện H16. Từ sau giải phóng, ông A Bók trải qua nhiều vị trí công tác: Phó chủ nhiệm rồi đến Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Kon Plông và thị xã Kon Tum, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ui, Phó Bí thư rồi Bí thư Huyện ủy Đăk Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Cho đến khi nghỉ hưu trở về làng, ông A Bók tiếp tục được bầu làm già làng, người có uy tín tiêu biểu làng Tăm Mơ Năng.
Không chỉ mang theo các nông cụ sản xuất, vào Ia H’Drai làm kinh tế, bà con dân tộc Thái còn mang theo những nét văn hóa truyền thống. Trên những cung đường biên, tiếng dân ca Thái, tiếng trống, chiêng cùng những bộ váy áo đầy màu sắc như mang sắc xuân về khắp mọi nhà.
Xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) có 12 thôn với hơn 6.000 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 60%, chủ yếu là dân tộc Ba Na. Nơi đây có nhiều nghệ nhân dân gian rất tâm huyết với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
“Tây Nguyên ơi hoa rừng bao nhiêu thứ. Cánh hoa nào đẹp nhất rừng. Tây Nguyên ơi anh có nhớ buôn làng, nhớ người con gái. Nhớ cánh hoa pơ-lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên” - Ca từ trong bài hát “Em là hoa pơ-lang” của nhạc sĩ Đức Minh đã gợi nhớ về hình ảnh những cô gái Tây Nguyên được ví von như bông hoa pơ-lang rực rỡ, tươi thắm…
Người già ở làng Le kể lại rằng, ngày xưa, khi ấy đồng bào Rơ Măm còn sống ở vùng rừng núi cao, ngoài trồng lúa nếp, lúa tẻ, bắp, mì để ăn và làm rượu cần, bà con còn biết lấy cây rừng (cây bông) để làm sợi dệt vải may mặc và trao đổi hàng hóa. Thổ cẩm của người Rơ Măm ngày trước đơn giản, chỉ có một màu trắng của vải mộc, không nhuộm; chứ không nhiều màu sắc như thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai…
Ở thôn Đăk Wớt (xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy), A Thút được xem là cánh chim đầu đàn trong việc gìn giữ văn hóa cồng chiêng và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Ba Na. Không chỉ sưu tầm và giữ gìn văn hóa truyền thống, ông còn “mang” văn hóa dân tộc mình đến với bạn bè thế giới...
Nhắc đến ẩm thực ở vùng đất Kon Plông, nếu chỉ giới thiệu đặc sản đã có trong thực đơn nhà hàng nơi đây (như cá tầm, gà nướng, cơm lam…), chắc chắn sẽ thiếu sót bởi còn những món ngon độc đáo được nấu từ cá niên với chuối rừng dân dã do chính đồng bào Mơ Nâm chế biến để đãi khách quý hoặc các lễ hội của làng...
Dân tộc Brâu có nhiều lễ hội trong một năm. Đặc biệt là hệ thống lễ hội liên quan đến vòng đời sinh trưởng và phát triển của cây lúa như lễ mừng lúa mới. Lễ cúng lúa mới thường được tổ chức vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 (dương lịch) hàng năm, khi mà cây lúa trên rẫy đã no sữa...
Đến với phố núi Kon Tum, du khách không chỉ được khám phá những nét đẹp cổ kính của Nhà thờ gỗ, trầm mặc của Tòa Giám mục hay yên bình của cầu treo Kon Klor... mà còn được lang thang vào những “làng trong phố” để tìm hiểu những nghề truyền thống đã làm nên nét hấp dẫn riêng có của đất và người nơi đây...
Vì đam mê, ông không ngần ngại bán cả gia tài để mua chiêng. Không chỉ vậy, ông còn tình nguyện truyền dạy cồng chiêng miễn phí cho lớp trẻ để truyền thống dân tộc Ba Na được lưu truyền. Đó là việc mà ông A Biu (làng Plei Klếch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum) đang làm để tiếng cồng tiếng chiêng mãi vang xa....
Một trong các nghi lễ độc đáo diễn ra trong lễ hội ăn cơm mới của đồng bào Xê Đăng ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) là việc đón nia lửa mới vào nhà. Nia lửa mới tượng trưng cho tinh thần, sức mạnh, sự ấm áp và no đủ của dân làng. Bởi lẽ đó, bắt đầu đi đến ăn cơm mới ở từng hộ gia đình, già làng luôn là người đi đầu để mang nia lửa mới đến với từng gia đình...
Dành dụm được đồng nào là ông lại tìm mua những chiếc chiêng, ché cổ làm của để dành cho con cháu sau này – đó là câu chuyện của già A Đáo ở làng Tang, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy. Ông đã sưu tầm được 2 bộ chiêng cổ và 3 ché cổ, với ông đó là những báu vật...
Về thôn 12, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, ai ai cũng biết bà Y Ga - một cựu giáo viên tiểu học về hưu ở địa phương và cũng là 1 trong 28 nghệ nhân đã được UBND huyện Kon Rẫy giới thiệu để chọn vinh danh là nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể lần thứ II do Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch tổ chức.
Hàng năm, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch, vào thời điểm lúa trổ bông, bà con đồng bào Ba Na ở làng Kon Brap Zu (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) lại tổ chức Tết Ét Đoong để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống dân làng no đủ. Trong ngày Tết Ét Đoong, đồng bào Ba Na nơi đây tổ chức ăn những hạt lúa giống cuối cùng trong năm để chuẩn bị đón những hạt lúa mới từ rẫy về…
Nằm ven thành phố Kon Tum, xã Đoàn Kết được nhiều người biết đến là vựa lúa lớn nhất của tỉnh. Bên con sông Đăk Bla thơ mộng, những cánh đồng trĩu hạt trải mình dưới nắng, đưa xã nhỏ thành điểm cung cấp lúa, gạo sạch, an toàn.
A Đông (làng Đăk Rơ Chót, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) được xam là một nghệ nhân đa tài. Ngoài việc biết đánh nhiều bài chiêng nhất trong làng, anh còn có tài chế tác, sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình và luôn nỗ lực để truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ.
Năm 2015, nghệ nhân A Nian (69 tuổi) ở làng Kon Stiu, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Với danh hiệu cao quý này, nghệ nhân A Nian luôn nêu cao ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là di sản văn hóa cồng chiêng.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.