Ngồi trên bậc nhà rông của làng, nhìn ra mặt hồ Ya Ly mịt mờ sóng nước, lắng nghe tiếng mưa gõ đều đều trên mái tôn, già làng A Dót (làng Rắc, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy) tiếc nuối nói: Từ khi nhà rông được "bê tông hóa" là đã đánh mất đi hồn cốt của nó rồi, dân làng nhớ lắm nhà rông bằng gỗ, bằng tranh trước kia...
Về làng Kon Brắp Du (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) vào những ngày đầu năm nay, được gặp gỡ và nghe “cây đại thụ” của làng - A Jin Đen - kể về những món ẩm thực của người dân tộc Ba Na (nhánh Jơ Lơng) nơi đây, chúng tôi háo hức được nếm thử mùi vị ngọt ngào của đại ngàn, vị cay nồng của tiêu rừng, vị chua ngọt của lá mì, vị đăng đắng của ruột cá suối... và hơn thế nữa, vị nồng nàn của thứ rượu ghè đê mê lòng du khách thập phương.
Người H'rê ở làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) có truyền thống làm lúa nước nên các sinh hoạt tín ngưỡng đa phần gắn liền với chu kỳ vòng đời của cây lúa. Hằng năm, người dân làng Vi Ô Lắc thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa.
Đến làng du lịch Kon Ktu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum), du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp của mái nhà rông cao vút, những nếp nhà sàn cổ kính của người Ba Na, mà còn được thực hiện chuyến trải nghiệm thú vị, lênh đênh trên sông nước cùng những chiếc thuyền độc mộc do chính bàn tay tài hoa của người dân nơi đây đục đẽo, để thưởng ngoạn cảnh đẹp của dòng Đăk Bla. Đó nhất định sẽ là chuyến đi để lại nhiều cảm xúc trong lòng du khách…
A Thăk cầm một bẹ chuối nhỏ đập dập nát một đầu chấm vào bát rượu tiết gà và bôi lên từng chiếc cồng chiêng một. Rồi ông cầm bát rượu tiết cùng với đội cồng chiêng của dân làng đứng thẳng người lên thành kính mời Yàng. A Thăk khấn to: Ơi… Yàng!...
Suốt mấy ngày qua, dân làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) vui lắm, bởi việc sửa chữa nhà rông của làng bị hư hỏng, xuống cấp đã hoàn thành. Già làng A Thơr nâng cần rượu, mắt lim dim: Vậy là hồn làng đã có nơi trú ngụ khang trang rồi. Với người Ba Na chúng tôi, không có nhà rông thì không thành làng; có nhà rông nhưng dột nát, hư hỏng thì thần linh cũng không về ở đâu...
Ngọn đồi là rừng xà nu, nơi ông A Meh (Đinh Môn) đi về trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ông là nguyên mẫu cụ A Mét trong tác phẩm "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành, nhưng có mấy ai biết, làng kháng chiến và cuộc đời của người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân A Meh trong đời thực kể lại có khác cổ tích.
Dân tộc Xơ Đăng nhánh Tơ Đrá nổi tiếng với nghề rèn sắt thủ công từ bao đời nay. Điều đặc biệt, nguyên liệu để rèn, người Tơ Đrá luyện trực tiếp từ quặng sẵn có trong thiên nhiên. Nhưng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay nghề rèn thủ công của người Tơ Đrá hầu như dần bị quên lãng. Ông A Gul là một trong số ít người biết nghề rèn truyền thống của người Tơ Đrá và là người thợ rèn cuối cùng ở làng Kon Mong Tu…
Ngôi trường ấy không chỉ rợp cây xanh, bóng mát mà còn có không gian nhà rông, lễ hội. Ở đó vừa văng vẳng tiếng giảng bài, học chữ vừa rộn ràng tiếng cồng chiêng, múa xoang; vang tiếng cười giòn tan ngây thơ của các em khi chơi các trò dân gian: ô ăn quan, bịt mắt bắt dê…
Trong các lễ hội lớn của đồng bào DTTS Kon Tum luôn có bóng dáng cây nêu (còn gọi là cột cúng). Cây nêu vừa là hình tượng nghệ thuật kiến trúc, vừa là biểu tượng tâm linh gắn kết đất trời trong các nghi lễ truyền thống của người dân tộc thiểu số nơi đây.
Mỗi lần có bạn từ phương xa đến, tôi cứ lo ngay ngáy, bởi ngoài việc chọn địa điểm để bạn tham quan thì việc đưa bạn mình đi thưởng thức món ẩm thực độc đáo nào riêng có ở Kon Tum cũng là cần phải cân nhắc lựa chọn. Trong hàng loạt đặc sản của Kon Tum được đưa ra giới thiệu, “ẩm thực ống lồ ô” là món ăn được những người bạn thành phố thích nhất, vì họ vừa có thể trải nghiệm vừa thưởng thức được các món ăn dân dã...
Không cầu kì trong cách chế biến, những món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum giữ được vị ngon ngọt nguyên chất, mang đậm phong vị núi rừng. Nhất là với món muối từ quả sao và tiêu rừng, chỉ cần thưởng thức một lần, hương vị đậm đà sẽ còn được lưu mãi, khó quên.
Những chiếc ghè quý, bộ cồng chiêng cổ vốn được đồng bào Xê Đăng ở làng Tu Hoong (xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei) xem như những báu vật, bởi chúng không chỉ hiện thân cho sự giàu có mà còn có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá tâm linh. Nhưng những món đồ quý giá ấy giờ ngày càng hiếm, trong làng, chỉ có già làng A Toả bao năm nay vẫn miệt mài gìn giữ, bảo quản để phục vụ cho các hoạt động văn hoá của dân làng.
Chiếc gùi là sự sáng tạo trong quá trình lao động của đồng bào DTTS, nó là vật dụng gắn liền với cuộc sống thường ngày của mỗi người, mỗi gia đình. Ở vùng núi cao Ngọc Linh (huyện Đăk Glei), chiếc gùi dường như có vai trò đặc biệt quan trọng và được xem là vật “bất ly thân” của mỗi nhà, mỗi người dân nơi đây.
Gần 60 năm gắn bó với Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) - ngôi làng nhỏ bên dòng Đăk Bla nước mùa dâng mùa cạn, nghệ nhân Y Hanh đã để lại dấu ấn làm sống lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống và góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc của người Ba Na trong đời sống cộng đồng.
Tu Mơ Rông được biết đến không chỉ là vùng căn cứ cách mạng, mà còn là vùng đất nổi tiếng với nhiều loại cây dược liệu quý hiếm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Tu Mơ Rông phát triển…
Nhiều năm qua, nghệ nhân Y Tor (63 tuổi) miệt mài với việc truyền dạy các điệu múa xoang truyền thống cho phụ nữ và trẻ em trong làng Kon Gu 1, xã Ngọc Wang (huyện Đăk Hà). Nghệ nhân Y Tor xem đây là cách để bà góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho bà con dân tộc Xơ Đăng của làng mình.
Đó là câu chuyện của người dân Xơ Đăng ở 7 thôn, làng trên địa bàn xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông. Dù xi măng, mái tôn được chở đến tận nơi nhưng quyết tâm giữ lại hồn làng, bà con đồng tâm, đồng sức, chấp nhận trèo đèo, lội suối, đi tận rừng sâu kiếm tranh, tre về làm nhà rông truyền thống.
Sông Đăk Bla là con sông chính chảy qua thành phố Kon Tum, hàng ngày chứng kiến sự thay đổi của thành phố này. Dù nguồn ngân sách có hạn, nhưng với nỗ lực, tỉnh ta đã xây dựng những cây cầu bắc qua sông Đăk Bla làm giảm thiểu ách tắc và góp phần cho thành phố Kon Tum có bước phát triển kinh tế - xã hội sôi động. Trong đó, cầu treo Kon Klor là một điểm nhấn đẹp cho thành phố.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.