Sáng 26/4, tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Thanh thiếu nhi tỉnh diễn ra Lễ khai mạc Hội thao chào mừng kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống cơ quan làm công tác Dân tộc (3/5/1946-3/5/2017) các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Thấy cả xã chỉ còn một đội cồng chiêng “cây cao bóng cả”, anh A Thu ở thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) liền tự mở lớp, dạy các “búp măng non” trong làng đánh cồng chiêng để phát huy, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc Xê Đăng.
Trong khi ở các địa phương khác, nhà rông dần bị bê tông hóa, tôn hóa thì huyện Kon Rẫy lại là điểm sáng trong công tác xây dựng, phục hồi, bảo tồn, giữ gìn và phát huy nhà rông truyền thống.
Đối với đồng bào DTTS, nhà rông có một vị trí quan trọng trong cuộc sống. Nhà rông là nơi để người dân tụ họp, bàn các việc hệ trọng của làng; là nơi tổ chức các lễ hội, địa điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao của cộng đồng. Việc xây dựng nhà rông ở tỉnh Kon Tum lâu nay được thực hiện như thế nào; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nhà rông được thực hiện ra sao? Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Phạm Thị Trung - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Khó khăn về nguyên, vật liệu: tranh, tre, gỗ…, nên đến nay, gần 30% nhà rông trên địa bàn tỉnh “được hiện đại hóa” bằng những khối bê tông, cốt thép. Trước những ngôi nhà rông văn hóa được lợp tôn nằm thô kệch giữa làng, tiếng cồng chiêng, điệu múa xoang, những bếp lửa bập bùng… dường như mất đi phần hồn vốn có.
Sau miền quê cũ là vùng quê mới Tu Mơ Rông dưới bóng Ngọc Linh quanh năm mây khói phủ. Nơi đây Nguyễn Đình Toán đã gắn bó thâm tình, bao nhiêu gió núi suối rừng cứ ào ạt thổi vào hồn thơ thầy giáo trẻ một xúc cảm dạt dào.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian nan mà anh dũng, nhiều tên người, tên làng, tên núi, tên sông của mảnh đất cực bắc Tây Nguyên đã được ghi danh vào trang sử hào hùng của dân tộc. Điểm cao 601 - Di tích lịch sử Cách mạng ở huyện Đăk Hà là địa chỉ ghi dấu thắng lợi trận đánh ngày 10-11/4/1972, góp phần giải phóng Đăk Tô -Tân Cảnh.
Dưới nhịp chiêng trầm hùng, trước nhà rông, các em với nét hồn nhiên, ngây thơ của tuổi học trò hóa thân thành già làng khi gọi Yàng; lúc khác, lại hóa thành anh thợ rèn khỏe khoắn nhóm lửa, dùng hơi thổi bùng ngọn lửa cháy rực sáng; rồi dịu dàng những thiếu nữ ra suối đùa nghịch, tung hứng những giọt nước mát đầu nguồn…
Đến nay, công trình nhà rông văn hóa trung tâm huyện Đăk Tô đã cơ bản hoàn thành. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 45 năm chiến thắng Đăk Tô- Tân Cảnh và đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt.
Đọc tập thơ “Có một ngày của núi” của Nguyễn Phúc Đoan, nhà xuất bản Lao động - Hà Nội, bạn đọc cũng cảm nhận được đó là tập thơ đậm đặc những cái “tinh” và cái “tình” của một miền quê núi...
Khi chất lượng cuộc sống được nâng lên, nhiều người ngày càng có nhu cầu cải thiện về sức khỏe, chăm sóc cơ thể, tăng cường cơ bắp, sự dẻo dai... để làm đẹp. Từ đó, vài năm trở lại đây, phong trào tập gym (tập thể dục để giữ vóc dáng) theo đó trở nên sôi nổi trên địa bàn tỉnh.
Sáng 6/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Chùa Tháp Kỳ Quang (thôn 3, xã Đăk Mar), Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017.
Được sự trợ giúp của anh bạn đồng nghiệp đang công tác tại Đài Truyền thanh và Truyền hình huyện Đăk Hà, tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Hoàng Thân tại tổ dân phố 2B, thị trấn Đăk Hà. Ở nhà anh Thân, có nhiều người cùng quê Phú Thọ đang họp bàn chuyện tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 âm lịch.
Tôi với anh Hùng thân thuộc đã lâu. Sống gần nhau, thường gặp gỡ, tôi biết anh là người đất Tổ, rời quê Tứ Xã, Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ vào Kon Tum lập nghiệp từ những năm đầu tái lập tỉnh. Và cũng qua anh, tôi được gặp những người con đất Tổ khác, được mời dự những lần Giỗ Tổ trang trọng nhưng ấm cúng vô cùng...
Tôi may mắn đã được ba lần hành hương về với Đền Hùng nơi Đất Tổ Phong Châu. Cảm thức công dân, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc dường như được nhân lên nhiều hơn sau mỗi lần viếng Tổ. Đặc biệt, nghĩa lý của những câu đối tại Đền càng tôn thêm niềm tự hào ấy.
Sáng 2/4, hơn 200 vận động viên của 17 đơn vị xã, phường, lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố Kon Tum đã tham gia Giải Việt dã Đại hội Thể dục thể thao thành phố Kon Tum lần thứ VI-2017.
Hồng Thủy Tiên in tập thơ đầu tay “Đoản khúc riêng mình” (NXB Lao động, 2010) khi vừa 22 tuổi. Nghĩa là vườn thơ đa hương sắc ở Kon Tum nay có thêm sự góp tiếng của một gương mặt nữ hãy còn rất trẻ. Mỗi sự xuất hiện một nhân tố mới đều đưa đến một niềm kỳ vọng.