Con rối thể hiện sự khéo léo, tài hoa trong chế tác tượng gỗ dân gian; biểu thị nét hồn nhiên, phóng khoáng trong tâm hồn những người con của rừng của núi, mong ước về cuộc sống nhẹ nhàng,vui tươi, hòa mình vào thiên nhiên.
Bước chân vào vườn tượng gỗ trong cánh rừng nguyên sinh ở khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông), cảm giác như đang lạc vào khu vườn cổ tích với bao điều hấp dẫn. Sự mộc mạc trong từng nét gọt đẽo tự nhiên trên mỗi bức tượng như gợi lên những điều cổ xưa, cứ thế dẫn khách tham quan khám phá các câu chuyện sinh động về núi rừng, về vòng đời, về sự sinh tồn của vạn vật, cho đến nhịp sống sinh hoạt phong phú của người dân núi rừng Kon Tum.
Sáng 20/7, LĐLĐ tỉnh tổ chức khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh lần thứ XII năm 2017. Tham gia Hội thao có 250 vận động viên đến từ 17 đoàn thuộc LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngày 19/7, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả quá trình tập luyện và tham gia thi đấu tại Giải bóng đá hạng Nhì quốc gia 2017.
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và Di sản phi vật thể của nhân loại” vào ngày 25/11/2005. Từ khi được UNESCO vinh danh đến nay, công tác quản lý, giữ gìn, bảo tồn và phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng ở Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa đích thực của cồng chiêng nhằm phục vụ đời sống tâm linh và đời sống văn hóa trong các lễ hội của Tây Nguyên.
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, trên địa bàn tỉnh có 427 đội nghệ nhân cồng chiêng ở các làng và mỗi năm tham gia biểu diễn, truyền dạy cho khoảng 1.000 học viên; trong đó, hơn 70% người học là học sinh ở các trường. Văn hóa cồng chiêng được đưa vào trường học, góp phần khơi dậy niềm tự hào và giáo dục, giữ gìn văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên.
Cồng chiêng là loại nhạc cụ độc đáo, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn của đồng bào các dân tộc thiểu số. Do đó, trong những năm gần đây, huyện Đăk Hà ngày càng chú trọng đến việc truyền dạy cồng chiêng cho lớp trẻ; qua đó, đã góp phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Theo Quyết định số 368 /QĐ-UBND ngày 11/7 của UBND tỉnh, Di tích lịch sử Phân xưởng luyện gang C13 - Quân giới Khu 5 đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.
Những năm qua, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xây dựng các đề án, chương trình phát triển ngành Du lịch với mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đến năm 2020. Chiến lược phát triển ngành Du lịch tỉnh Kon Tum là đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng khả năng thu hút khách du lịch.
Nhà rông - Một biểu tượng kiến trúc độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Trước đây, khi làm nhà rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu lấy từ núi rừng như gỗ, mây, tre, nứa, lá. Ngày nay, khi nguồn vật liệu truyền thống khan hiếm dần, việc sử dụng các vật liệu thay thế trong xây dựng, sửa chữa nhà rông đang trở thành xu hướng phổ biến. Từ góc nhìn thực tiễn đời sống văn hóa cơ sở, xin trao đổi đôi điều về vấn đề này.
Sáng 12/6, tại Nhà tập luyện và thi đấu TDTT tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức khai mạc Giải bóng đá trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn lần thứ XVII.
Trong tập truyện và ký “Lối mòn ngược dốc” của Đặng Lê Lành, tác giả tập trung phản ánh, phơi bày sự thật cuộc sống hiện tại. Còn cảm tưởng khi đọc tập thơ “Gió vuốt nhẹ thời gian” của Đào Quốc Sủng lại là một dòng miên man cảm thức....
Việc loại bỏ được nhiều tập tục lạc hậu tồn tại từ bao đời ảnh hưởng đến đời sống của bà con đồng bào DTTS là sự nỗ lực của các cấp các ngành, đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...
Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, tối 4/6, Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ X, khu vực II - năm 2017 đã bế mạc tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Là địa phương được vinh dự lưu giữ những dấu tích về các sự kiện liên quan đến thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ, Bình Định cũng là nơi diễn ra cuộc chia tay lịch sử của Bác với thân phụ trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước. Từ ý nghĩa lịch sử, văn hóa này, đúng vào dịp kỷ niệm 127 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890 -19/5/2017), tỉnh Bình Định đã tổ chức khánh thành Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc -Nguyễn Tất Thành tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn).