Tấm pa nô tuyên truyền hàng chục mét vuông trước cổng Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng (đường Ngô Quyền, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) đã bị rách, hư hỏng nặng, rớt ngay trên đường dây điện, gây nguy hiểm cho các em học sinh và người đi đường.
Người dân thôn Cao Sơn, xã Sa Loong (huyện Ngọc Hồi) phản ánh, từ nhiều năm nay, cứ đến mùa thu hoạch cao su là họ phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm do một số hộ gia đình làm nghề thu mua, chế biến mủ cao su gây ra.
Trên hành lang an toàn đường bộ đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận thôn 2, xã Hoà Bình (thành phố Kon Tum) có một cây gòn đã bị mục gốc có nguy cơ đổ ngã bất cứ lúc nào. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền xã và thành phố, nhưng suốt từ đầu mùa mưa đến giờ cây gòn vẫn chưa được chặt hạ.
Với một bộ đồ nghề khá đơn giản, có giá từ 2-3 triệu đồng, đối tượng đánh bắt cá bằng xung điện (chích cá) có thể giết chết bất cứ loài thủy sản nào trong phạm vi hoạt động. Rõ ràng đây là kiểu đánh bắt mang tính tận diệt, cần phải bị xử lý nghiêm và triệt để...
Hiện nay, việc sử dụng thẻ ATM đã trở nên phổ biến đối với người dân. Phương pháp thanh toán qua thẻ vừa tiên tiến, hiện đại và người sử dụng thẻ ATM cũng thấy thuận lợi vì có thể thực hiện nhiều giao dịch ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích đó thì ATM cũng còn không ít những phiền toái.
Gần 4 năm qua, ở khu vực ngã tư Nguyễn Huy Lung - Cao Bá Quát (tổ dân phố 4, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) hình thành một bãi rác tự phát khiến người dân rất bức xúc.
Gần như năm nào trên cung đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 11, xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) cũng xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến người dân nhiều phen hú vía, gọi đó là cung đường “tử thần”.
Mấy ngày qua, hai clip được chia sẻ trên mạng xã hội liên quan đến hành vi ứng xử của con người làm xôn xao dư luận. Có lẽ, dư luận sẽ không bất bình, lên án mạnh mẽ như vậy, nếu như nhân vật chính trong hai clip không phải là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền.
Dù đã có biển cấm đổ rác, thậm chí còn ghi rõ mức phạt cho hành vi này, nhưng một số người dân xã Hòa Bình (thành phố Kon Tum) vẫn thiếu ý thức đổ rác bừa bãi ngay trước biển cấm đổ rác (ảnh).
Gần chục năm nay, cuộc sống sinh hoạt của 173 hộ dân tại thôn 2, xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) bị đảo lộn vì ô nhiễm từ khu vực chứa và xử lý rác thải huyện Ngọc Hồi. Điều đáng nói, dù người dân đã ý kiến nhiều lần nhưng đến nay bãi rác vẫn chưa được di dời, xử lý.
Đã nhiều năm quảng bá, xúc tiến đầu tư về khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái suối nước nóng Đăk Tô, nhưng đến nay suối nước này vẫn chỉ là một khu đất hoang vu, ngổn ngang những công trình đang thi công dang dở, xuống cấp, cỏ cây mọc um tùm. Ai đến đây cũng đều tiếc một tiềm năng du lịch bị lãng phí…
Theo chân cán bộ địa chính phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) khảo sát các con đường giao thông trong phường, chúng tôi nhận thấy hiện trên địa bàn phường vẫn còn nhiều tuyến đường cần phải duy tu, sửa chữa, đầu tư làm mới...
Với Cao Quốc Trung – một học sinh khuyết tật, tin vui được đặc cách tuyển thẳng vào Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn và ưu tiên miễn đóng các khoản học phí, chỗ ở ký túc xá trong các năm theo học ở đây đã khiến cho ước mơ học để lập thân lập nghiệp dần được toại nguyện.
Nơm lớp lo sợ mỗi khi đi qua những công trình cao tầng, thậm chí có người vì quá sợ đã không dám đi qua những công trình cao tầng đang xây dựng, nhất là trên đó có chiếc cần cẩu treo lơ lửng… Đó là tâm trạng của không ít người dân thành phố Kon Tum khi đi dưới chiếc cần cẩu ngay đầu đường Nguyễn Huệ.
Ghé thăm Khu di tích lịch sử chiến thắng Kon Braih (huyện Kon Rẫy), nhiều người không khỏi giật mình khi chứng kiến ngọn đồi – nơi khu di tích tọa lạc- đang bị đào khoét, xâm hại nghiêm trọng...
Cử tri là chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực làng nghề H’nor (thành phố Kon Tum) bức xúc phản ánh, giai đoạn 2011- 2015, UBND thành phố triển khai xây dựng Đề án làng nghề H’nor ở tổ dân phố 2, phường Lê Lợi. Quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông trong khu vực này gồm 4 tuyến đường với tổng kinh phí đầu tư 20,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, hơn 6 năm triển khai, chỉ có 1 trong 4 con đường được hoàn thiện, còn lại đường chỉ san ủi mặt bằng, thảm đá dăm gây khó khăn, nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở tại đây.
Đầu năm 2014, 2 lò đốt trị giá hơn 3 tỷ đồng phải ngừng hoạt động chỉ sau 10 ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng, nguyên nhân là do gây khói và bụi nhiều và “đắp chiếu” cho đến nay. Đến bao giờ 2 lò đốt này được sửa chữa đưa vào hoạt động để tránh tình trạng lãng phí trang thiết bị y tế đã đầu tư?
Tiếng là phố, nhưng cho đến nay, nhiều tuyến đường chính ở phường Duy Tân, Quang Trung (thành phố Kon Tum) vẫn là đường đất xuống cấp. Trời mưa, đường bị xói lở, ổ gà, ổ voi lởm chởm gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, làm bất tiện trong quá trình đi lại, sinh hoạt hàng ngày.
Vừa qua, trong Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động, các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã đi kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.