Dạo qua các tuyến đường, các điểm công cộng trên địa bàn thành phố Kon Tum, chúng ta dễ dàng bắt gặp các biển cấm như: cấm xả rác, cấm họp chợ, cấm đỗ xe… Thế nhưng, biển cấm thì cứ cấm, vi phạm vẫn cứ vi phạm...
Tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa XI, cử tri thôn 5, xã Ngọc Wang (huyện Đăk Hà) kiến nghị về kênh mương đập Đăk Lok đã xuống cấp, rò rỉ nhiều nước, không đủ nước để nhân dân sản xuất, nhất là vụ đông xuân, đề nghị cần tu sửa. Theo phản ảnh của cử tri, chúng tôi về đập Đăk Lok và ghi nhận nhiều tuyến kênh mương của công trình này đã xuống cấp và hư hại nặng.
Nhiều hộ dân tại tổ dân phố 4, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum chăn nuôi heo tại khu dân cư nhưng không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường. Thực trạng trên đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, khiến người dân trong khu phố bức xúc.
Con đường đã và đang xuống cấp khiến việc đi lại của người dân khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Đó là thực trạng đang diễn ra trên Tỉnh lộ 673 đi qua 3 xã Mường Hoong, Ngọc Linh và Đăk Choong của huyện Đăk Glei.
Khảo sát thực tế trên đường Phan Đình Phùng (thành phố Kon Tum), chúng tôi giật mình khi tận mắt chứng kiến những cây xà cừ hàng chục năm tuổi bị “bức tử” bằng cách lột vỏ dưới gốc cây...
Theo phản ánh của nhiều người dân, những bãi rác tự phát trên đường Trương Quang Trọng (phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) đã có từ lâu, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan nhưng không thấy chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có biện pháp xử lý
Trước kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa XI, cử tri các xã Đăk Cấm, Đoàn Kết (thành phố Kon Tum) kiến nghị xử lý tình trạng xe chở cát, sỏi, mì quá tải, chạy nhanh trên Tỉnh lộ 671 đoạn qua xã Đăk Cấm gây hư hỏng đường; sửa chữa những đoạn đường hư hỏng, mở rộng khúc cua gấp từ xã Đoàn Kết về Ia Chim; mở rộng cống thoát nước khu vực đoạn cua gần sân bóng chuyền thôn 6 thuộc xã Đoàn Kết.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có nhiều hãng xe taxi hoạt động giúp người dân có nhiều sự lựa chọn, thuận lợi trong việc đi lại. Tuy nhiên, tình trạng taxi đậu đỗ tùy tiện, phóng nhanh, vượt ẩu… cũng làm người dân bức xúc.
Trong chuyến công tác mới đây tại huyện Ngọc Hồi, chúng tôi nhận thấy có nhiều bãi rác lộ thiên nằm rải rác 2 bên Quốc lộ 40, đoạn từ xã Đăk Xú đến xã Bờ Y. Những bãi rác này vừa gây ô nhiễm môi trường sống, vừa mất mỹ quan khi ngày càng có nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đi qua con đường liên vận quốc tế Ngọc Hồi (Kon Tum, Việt Nam) – Attapư (Lào) này.
Đã có chế tài xử phạt nặng những trường hợp xả rác bừa bãi ra vỉa hè, đường phố, nhưng rồi, đây vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Làm thế nào để những chế tài ấy không chỉ nằm trên giấy, mà có hiệu quả răn đe thực sự, làm thay đổi thói quen khó bỏ của không ít người này?
Trong thời gian gần đây, người dân thôn Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) khá bức xúc vì tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng bên bờ sông Đăk Bla, ảnh hưởng đến đất sản xuất của bà con và gây ô nhiễm môi trường...
Mảnh ruộng của một hộ chưa đầy 3.000m2 nhưng có đến 16 sổ đỏ. Việc tưởng chừng phi lý lại là thực trạng của hơn 80% số hộ gia đình có đất ruộng ở xã Hòa Bình (thành phố Kon Tum) đang gặp phải. Việc cấp sổ đỏ “quá hào phóng” đã khiến người dân nơi đây gặp nhiều rắc rối: bán không được, thừa kế không xong, khó thế chấp…
Trong giai đoạn từ năm 2010-2016, từ các nguồn lực, UBND huyện Đăk Tô đã tiến hành đầu tư, trang bị phần mềm một cửa điện tử cấp xã tại thị trấn Đăk Tô, xã Tân Cảnh và một cửa điện tử cấp huyện tại các cơ quan chuyên môn của UBND huyện với tổng kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng. Điều đáng nói, đến nay, ở các đơn vị được đầu tư, các thủ tục hành chính chủ yếu vẫn được làm bằng tay.
Cuối năm 2016, thành phố Kon Tum có 138 hộ nghèo tự nguyện đăng ký đi xây dựng huyện mới theo Quyết định 162 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án Di dân, bố trí, sắp xếp dân cư trên địa bàn huyện Ia H’Drai. Tuy nhiên, sau 9 tháng triển khai đề án, tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ giãn dân đến nơi ở mới, cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng khu dân cư mới ở thôn 9 xã Ia Tơi khá...ì ạch.
Lời cảnh báo về nguy cơ “vỡ” bãi rác lớn nhất tỉnh được UBND thành phố Kon Tum đưa ra sau đợt kiểm tra hiện trạng bãi rác cũng như tiến độ thi công dự án nhà máy xử lý, tái chế rác nghìn tỷ của Công ty TNHH Song Nguyên mới đây.
Việc gieo sạ lúa vụ mùa phải triển khai từ tháng 5, nhưng đến giữa tháng 7 khi việc xuống giống đã hoàn tất, Phòng Dân tộc thành phố Kon Tum mới cấp giống lúa hỗ trợ cho các hộ khó khăn thuộc diện được thụ hưởng. Sự chậm trễ này khiến các hộ dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất.
Bức xúc vì đất của gia đình mình khai hoang, bỗng dưng chính quyền xã đem ra phân lô để bán đấu giá với lý do đất đã được đền bù khi xây dựng công trình thủy điện Ya Ly, ông Nguyễn Thành (thôn 2, xã Kroong, thành phố Kon Tum) làm đơn kiến nghị lên các cấp, các ngành...
Sau khi Báo Kon Tum đưa tin cây gòn nằm trên hành lang an toàn đường bộ đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn 2, xã Hoà Bình (thành phố Kon Tum) bị mục gốc có nguy cơ đổ ngã gây nguy hiểm cho người qua lại; đơn vị chức năng đã kiểm tra và đã chặt hạ cây gòn này.
Từ nhiều năm nay, người dân ở các tuyến đường Trần Nhật Duật, Nguyễn Thiện Thuật thuộc tổ dân phố 2, phường Duy Tân (thành phố Kon Tum) vẫn mòn mỏi mong chờ có ngày được sử dụng nguồn nước máy. Tuy nhiên, phí lắp đặt để sử dụng hệ thống nước máy hiện nay rất cao, nên nhiều hộ gia đình nghèo ở đây không có điều kiện, vì thế họ vẫn tiếp tục mong chờ...
Thời gian gần đây, các hộ dân bị ảnh hưởng từ việc tập kết bã sắn tươi chưa qua xử lý của nhà máy chế biến tinh bột sắn Phương Hoa (thôn Đăk Sút, xã Kroong, huyện Đăk Glei) phản ánh về việc nguồn nước sinh hoạt do phía nhà máy cung cấp không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước lúc có lúc không khiến cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề.