• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Tiếng ve gọi hè

18/04/2018 18:11

Nghe tiếng ve kêu râm ran bên góc nhãn vườn nhà, cu con chợt hỏi, vì sao ve kêu là báo hiệu mùa hè hả mẹ? Ừ, thì mùa hè là khi đất trời nóng lên, ve vào mùa sinh sản, cất tiếng kêu gọi bạn. Chuyện tưởng của riêng loài côn trùng này lại thành nỗi nhớ thương của bao thế hệ học trò đấy con ạ.

Vậy thì, mùa hè đến rộn ràng, ồn ào mẹ nhỉ. Ve kêu, phượng nở đỏ rực, nắng vàng hơn, trời cũng nóng bức hơn và con lại sắp được nghỉ hè nè. Mà được nghỉ hè là con được lên một lớp. Lên một lớp, tức là con thêm một tuổi, là con sắp được làm người lớn rồi, mẹ nhỉ.

Phát hiện thơ ngây mà rất thật của con khiến mẹ bâng khuâng. Con thích hè để được lên lớp, để thêm một tuổi, để mau được làm người lớn. Còn mẹ, thích hè, thích nghe tiếng ve kêu, thích ngắm hàng cây phượng vĩ chạy dọc theo đường Trần Phú nở hoa đỏ rực như thắp lửa nhớ thương, thích được đón cơn mưa chợt đến chợt đi… để thấy lòng mình quay về thời thơ trẻ.

Cảm giác tiếng ve gọi hè như gọi luôn cả những niềm vui, thế giới tuổi thơ rực rỡ sắc màu của những đứa trẻ sinh ra, lớn lên với bờ xôi, ruộng mật thân thương như mẹ. Khi ấy, buổi sáng, nghe tiếng ve kêu bên vườn, chẳng cần ngoại phải gọi, phải kêu, chẳng cần đến chiếc đồng hồ báo thức ông ngoại mua từ những ngày đi học ở Trung Quốc, mẹ bật dậy khỏi giường, vội vàng chuẩn bị đến trường, chuẩn bị cho những bài kiểm tra cuối năm học và cũng như con đồng nghĩa mẹ sắp được nghỉ hè. Buổi trưa, tiếng ve cất râm ran trên những cây phượng vĩ, mẹ cùng lũ bạn mặt mày hớn hở vì đã trôi qua 4 tiết học, được cắp sách về nhà. Chiều về, nghe tiếng ve kêu trên hàng phi lao xanh biếc, mẹ cùng chúng bạn chẳng ai bảo ai, soạn sửa thành quả lao động cả buổi chiều – chất lá phi lao – gánh kĩu kịt về nhà.   

Với mẹ, tiếng ve gọi hè cũng gọi luôn cả những cơn gió Lào thổi qua vườn cây nhà ngoại. Vườn nhà ngoại rộng, trồng nhiều cây ăn quả lâu năm, đám ve càng thêm chỗ cư ngụ, nhởn nhơ. Ve râm ran cất tiếng, gió nhún nhảy qua mấy cây nhãn, cây ổi, cây mận…, lại thêm tiếng chim hót, tiếng côn trùng rỉ rả ở đụn rơm góc vườn…  càng khiến thanh âm ngày hè với mẹ khi nào cũng rộn ràng, quyến rũ.

Không rộn ràng, quyến rũ sao được, khi tiếng ve kêu là báo hiệu cho những ngày mẹ cùng chúng bạn sẽ lang thang trên đồng cát trắng bắt mấy chú ve nấp mình trên cây phi lao. Mẹ nhớ mãi cô bạn hàng xóm là chị cả của một đàn em lóc nhóc. Bố mẹ mê mải với công việc đồng áng nên từ nhỏ đã lăn lộn bếp núc lo cơm nước hàng ngày cho cả nhà. Chẳng biết nghe ai, học ai hay đột xuất có ý tưởng mà chiều chiều khi đi cào lá phi lao còn thủ sẵn một ít mỡ lợn, muối, mì chính, hái thêm ít lá chanh, ớt… mang theo. Tỏ ra là một tay đầu bếp chính hiệu không chỉ riêng của gia đình mình mà còn cả với chúng bạn, cô bạn đốt lá phi lao, bẻ các cành phi lao khô chất đều cho lửa cháy nồng, rửa sạch ve, phệt tí mỡ lợn, tí muối, bột ngọt, xiên xiên qua cành phi lao nhỏ với ít lá chanh… Lửa củi đượm, quện mùi lá chanh, vị béo ngậy của ve… ngon đáo để. Để sau này, có dịp được ăn món dế chiên sả, lá chanh… trên đất Lào, mẹ lại thầm nhớ đến món ve nướng lá chanh của cô bạn chăn trâu cắt cỏ thuở nào!

Và không quyến rũ sao được, với tiếng ve gọi hè ấy, mẹ biết mẹ sắp được vẩn vơ hàng giờ ngắm bầu trời xanh ngăn ngắt, nhìn đám mây tan ra, rồi tụ lại mà tưởng tượng đủ mọi hình thù. Mẹ có thể ngồi lặng yên ngắm trăng, ngắm những vì sao nhấp nháy bên bầu trời, có thể dõi theo chú đom đóm nhấp nháy bên khóm cây râm bụt đầu nhà. Mẹ có thể say sưa trong các cuốn truyện, để đến với một thế giới rộng lớn có kích thước khác hẳn với cuộc sống thường ngày, mà chẳng sợ bị bà ngoại rầy la tội chẳng chịu học bài…

Nghe con hỏi, mẹ nhìn theo bàn tay nhỏ xinh của con chỉ phía cây nhãn cuối vườn. Mẹ nhớ, nhớ đến nôn nao tiếng ve râm ran bên góc vườn nhà ngoại, bên hàng phi lao trên đồi cát, bên cây phượng vĩ già ở ngôi trường nhiều năm không cửa…

Tất cả đang trôi về phía cũ…

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by