Lắm khi ông nghĩ, gần nửa thế kỷ trôi qua mà sao những ký ức vẫn vẹn nguyên, tươi mới đến vậy. Ừ, chẳng phải ký ức đó là một phần của lịch sử, là những gian khó, là sự hy sinh, là sự anh dũng kiên cường mà thế hệ cha ông ông, thế hệ ông tiếp nối. Tất cả vẫn luôn được hồi cố, trở đi trở lại trong sâu thẳm tâm hồn để lưu giữ hạnh phúc, để nhớ những ngày khi ông còn rất trẻ. Để khiến ông vững tin hơn, chịu khó sửa soạn bản thân để hoàn thiện mình, để răn dạy cháu con không quên công ơn những người đi trước.
Tháng Bảy là tháng thiêng liêng và thiên nhiên cất lên những vũ khúc giao mùa. Ai bảo tháng Bảy không có khát khao? Tôi xin gửi nhớ thương lên vòm trời rộng, mong sợi nắng chiều mềm mại uốn nét thành thơ. Rồi trong gió, trong mây và trong nắng, nghiêng tai nghe từng tiếng thì thầm của năm tháng, để ru lòng mình giấc ngủ hoài niệm ngày xưa.
Ngày anh tôi đi bộ đội, tôi mới khoảng 3 tuổi nên hầu hết câu chuyện về anh, tôi đều biết qua lời kể của mẹ. Mẹ kể, khi mới 16 tuổi, anh tôi đã viết đơn tình nguyện đi bộ đội. Khi đi khám tuyển, do bị thiếu cân nên anh đã bỏ 2 viên bi sắt vào túi quần.
“Ầu ơ..., ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi mẹ dắt con đi/ Con đi trường học, mẹ đi trường đời”. Nghe câu “ầu ơ ví dầu” vọng ra từ căn nhà nhỏ ở vùng ven thành phố mà lòng nó da diết nhớ nhung ngày còn bé được bà, được mẹ ru ngủ.
Mấy ngày nay, thông tin về dự thảo nghỉ hè 3 tháng nhận được sự đặc biệt quan tâm của đông đảo phụ huynh, học sinh, giáo viên. Nếu dự thảo được thực hiện, các em học sinh cũng sẽ thoải mái vui chơi trong 3 tháng hè và đón một năm học mới với tinh thần hứng khởi, vui tươi.
Canh chùm ngây ngọt mát, hầu như ai dùng cũng được, cho dù không cần ăn nhiều. Nhiều năm đã qua rồi, bà vẫn nhớ như in từng đứa cháu gái, cháu trai mà bà đã tự tay hái lá chùm ngây khuấy bột chăm ăn thời kỳ “bón” dặm. Cái loài lá nhỏ đơn sơ, vậy mà theo cả đời người.
Hè đến, khi nắng lên, vạn vạn chiếc lá nhỏ cụp lại như những đôi mắt ngủ mơ màng, chiều mát, lá lại mở ra. Đông sang, dù không rụng lá rõ rệt như những loài cây khác, nhưng lá me chuyển vàng, lắc rắc bay. Mưa về, tán cây thoắt cái thay áo mới xanh biêng biếc, điểm hoa vàng. Trong tiếng rì rào của vòm me xanh, tôi thả trôi mình giữa nhịp thở thanh thản của phố xá.
Xuyến chi không nở theo mùa, cũng không cao quý, kiêu sa, rực rỡ như lan, hồng, cúc... Mỗi bông hoa có năm cánh với màu trắng tinh khôi như sắc áo học trò. Thật tuyệt khi ai đó ví von, năm cánh hoa mỏng manh ôm vào lòng hạt nắng vàng mật và đài hoa như bàn tay xanh ngắt khum khum nâng niu đóa hoa bé nhỏ.
Để các em học sinh, đặc biệt ở bậc tiểu học có được mùa hè thảnh thơi, ý nghĩa, các bậc phụ huynh cần sắp xếp thời gian vừa phù hợp với lịch học, sức khỏe, vừa có khoảng thời gian cho con em mình nghỉ ngơi, thư giãn, phát huy khả năng sáng tạo.
Bạch hầu không phải bệnh mới, cũng không phải năm nay mới xảy ra mà từ nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh ta vẫn có trường hợp mắc bệnh. Có điều khác là năm nay, dịch bệnh bạch hầu bùng phát mạnh hơn, với mức độ nguy hiểm hơn.
Được biết đến là “mỏ vàng” để phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhưng đến nay, việc khai phá vẫn còn khiêm tốn, do đó, du lịch Kon Tum vẫn còn “nghèo”, chưa có nhiều điểm nhấn ấn tượng để níu chân du khách.
Mỗi sáng được tản bộ ngoài công viên, trưa về lại thong dong đi chợ, được vô tư tụ tập cà phê với bạn bè mỗi cuối tuần…nhịp sống bình thường đã trở lại với mọi người. Ngẫm lại những tháng ngày cả xã hội phải “gồng mình” thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tôi bỗng thấy yêu thương những điều bình thường ấy đến lạ lùng.
Nhìn cô con gái ngồi bên chăm chú, hồ hởi xen lẫn những suy tư khi lắng nghe những trăn trở mà mắt già sáng lại. Văn hóa dân tộc vẫn âm thầm tiếp nối, sẽ được lớp con cháu già gìn giữ. Già sẽ làm đốm lửa - dẫu nhỏ, dẫu chỉ là âm ỉ - truyền tình yêu ngọn núi, ngọn cây của vùng đất này và tình yêu nét đẹp văn hóa của người Tà Rẻ cho các con, các cháu.
Sáng nay thức giấc, cơn mưa vẫn còn rỉ rả không ngớt. Nằm nghe mưa rơi mà lòng tôi xốn xao bao kỷ niệm, ký ức về thời thơ ấu. Tuổi thơ tôi ngập tràn niềm vui và hạnh phúc khi được sống trong mái ấm gia đình yêu thương.
Có đi qua những ngày mưa triền miên mới mong sao ngày hửng nắng. Có đi qua bao gian khó mới biết trân quý lắm những khoảnh khắc bình yên, thương nhau gừng cay muối mặn của tình nghĩa vợ chồng. Và có đi qua những lần tưởng chừng như đổ vỡ, mới càng cảm nhận rõ hơn hai tiếng thiêng liêng: gia đình
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) nêu rõ, người đủ 16 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A0. Đây là sự thay đổi cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế là người lái xe phải có hiểu biết về quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng lái xe tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông.
Ai đó từng nói rằng “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc". Nhưng, để có được điều này thì mỗi người cần phải biết trân trọng, nâng niu giá trị của gia đình, từ đó quan tâm, chia sẻ, dành thời gian xây dựng, vun đắp cho tổ ấm của mình.
Mới nắng đó thôi mà gió đã ào ào thổi, rồi những hạt mưa thật to, thật nặng rải xuống, mỗi lúc một mau hơn, dày hơn. Mưa mùa hạ bao đời vẫn vậy, đến thật nhanh và đi cũng thật nhanh, chỉ để lại một khoảng trời xanh bao la.
Là nhà báo chuẩn bị nghỉ hưu, nên trong tôi lẫn lộn những tâm tư buồn vui chung của những người sắp rời xa công sở về với đời thường và cả những tâm tư vui buồn của một nhà báo khi đến tuổi nghỉ hưu.
Đêm khuya, con khóc vang xóm nhỏ. Thấy dáng mẹ về, con ôm chặt, khóc nức nở, tủi thân rồi ngủ gục luôn trên tay. Dạo này công việc bận rộn, đi sớm, về muộn, ngày nào con cũng ngóng đợi mẹ về mới yên giấc.
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.