Với chúng tôi, được học, theo nghề và làm việc ở các cơ quan báo chí luôn là niềm tự hào của bản thân và cả gia đình, bạn bè. Với đam mê, nhiệt huyết, những người làm báo luôn muốn làm tròn nhiệm vụ: cung cấp thông tin trung thực, chuẩn mực, bảo vệ lẽ phải…
Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, tôi có một chút tâm tình gửi gắm đến người mà tôi luôn cảm phục bởi phẩm chất nghề nghiệp cũng như nghị lực vượt qua vất vả, khó khăn và thử thách, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng trong quá trình tác nghiệp để có được những sản phẩm báo chí chất lượng.
Chầm chậm chạy xe trên con đường quen thuộc, hít một hơi thật sâu, cảm nhận mọi thứ thật dễ chịu. Hóa ra, dù cuộc sống xô bồ đến đâu, dù mệt mỏi đến thế nào, chỉ cần bước về nhà - nơi nuôi giữ những kí ức của tuổi thơ, mọi lo toan lại tan biến. Như hôm nay, trở về nhà, nhẹ nhàng nghe tiếng thầm thì của gió, nghe tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt, đủ để thấy cuộc sống thật an yên, êm đềm.
Để làm trong sạch, lành mạnh lĩnh vực báo chí, các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của báo chí, nhà báo; có những biện pháp mạnh để loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh”, ảnh hưởng uy tín, nghề nghiệp của những người làm báo chân chính.
Vứt rác bừa bãi không phải là chuyện nhỏ, bởi nếu cũng tiện đâu vứt rác đó thì sẽ thành chuyện lớn, môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu…
Cả đêm, tôi trằn trọc không ngủ được. Cứ nghĩ đến hình ảnh mẹ cha mắt đã mờ, chân đã chậm, mặc cho cái nóng ngày hè hầm hập như đổ lửa của miền Trung, người dắt xe đạp, người đằng sau đi theo giữ chiếc thùng xốp xuống nhà người quen gửi quà cho con, cháu mà lòng tôi rưng rưng.
Một ngày nào đó, nếu phố thị không còn những người bán hàng rong, không còn những tiếng rao quen thuộc đong đầy kỷ niệm thuở ấu thơ chắc chắn chúng ta sẽ thấy trống vắng trong lòng. Đó chính là những kỷ niệm thân thương, những khoảng bình yên lắng lại trong tâm hồn của mỗi người để ta cảm nhận về những gì diễn ra trong cuộc sống thường nhật...
Giờ đây sống trong điều kiện với đủ đầy những kiểu quạt điện hiện đại, thậm chí cả máy lạnh nhưng thi thoảng tôi vẫn hay hoài niệm nhớ về nội, nhớ cái thời quạt mo nghèo khó, vất vả nhưng mà đẹp mà thân thương vô cùng.
Những người không hút thuốc lá và không muốn phải chịu cảnh hút thuốc lá thụ động nên lên tiếng để những người hút thuốc lá biết phải cố gắng tôn trọng người khác, dần hình thành ý thức và có lối sống đẹp: Hút thuốc lá đúng nơi, đúng chỗ.
Hoa phượng dịu dàng, đằm thắm đã chứng kiến bao cuộc chia tay của bạn bè, thầy cô. Những giọt nước mắt khẽ rơi, ướt đẫm dòng lưu bút bên trong là cánh hoa phượng ép thành hình con bướm xinh màu huyết dụ, cùng đôi dòng tâm sự chan chứa. Hoa phượng đã lặng lẽ chứng kiến bao kỉ niệm vui, buồn của thời áo trắng, màu hoa ấy đã trở nên thật đặc biệt trong trái tim của mỗi thế hệ học trò.
Tôi viết những dòng này tặng những người sinh sống ở vạt đất nằm bên cầu treo Kon Klor. Nghĩ cũng lạ, đất nhỏ nhoi, phận người cũng nhỏ nhoi, thầm lặng bên cây cầu treo nổi tiếng, nhưng lại là một phần không thể thiếu làm nên sự nổi tiếng ấy.
Hoa trở thành niềm tự hào của đất và người Măng Đen. Hoa hồng khoe sắc dọc các tường rào các căn biệt thự. Hoa lài Nhật rải rác dọc đường đi ở hồ Đăk Ke thoang thoảng đưa hương quyến rũ... khiến bao du khách gần xa đắm say.
Tôi đứng trên cầu treo Kon Klor, cây cầu được mệnh danh là điểm đến hấp dẫn của tỉnh Kon Tum, nhìn ngược về phía thượng nguồn. Nước sông mùa khô lững lờ chảy, liếm nhè nhẹ vào cù lao xanh rì những vạt bắp nếp.
Khắp nơi, các công trình đều có những khẩu hiệu, băng rôn liên quan đến an toàn lao động. Băng rôn, khẩu hiệu được tô vẽ, in ấn thật đẹp. Thế nhưng, trên các công trình, làm thế nào để “an toàn là bạn” lại là câu chuyện dài, cần sự chung sức của cả người quản lý lao động và người lao động.
Các gia đình ở làng tập hợp lại kinh nghiệm nấu nướng, làm nên món cá giã tiêu rừng (ka klauh grong gro), thường để mang đi rẫy hoặc ăn vào những ngày mưa rất tiện lợi. Trước tiên, cá được làm sạch, nướng bếp than cho chín, gỡ xương ra, lấy thịt, sau đó đem giã, rồi trộn với ớt, tiêu, xả trước khi rang khô, thành một món thơm ngon rất “đưa cơm”.
Anh uống cà phê phin hay cà phê máy? Tiếng cô phục vụ làm hắn thấy vui vui. Cà phê phin nhé. Hắn nói nhỏ. Cô phục vụ này mới đến quán làm sau kỳ nghỉ dài vì dịch bệnh Covid- 19 nên không biết thói quen của hắn.
Chờ đợi những cơn mưa đầu mùa để cây trồng tươi tốt, nhưng người dân cũng sợ lắm những cơn mưa đầu mùa. Mưa đầu mùa hay kèm theo dông, lốc. Cứ chiều chiều, mây đen ùn ùn kéo về, gió to như làm hung làm dữ, sấm chớp đì đùng, xoẹt ngang xoẹt dọc trên bầu trời. Rồi mưa. Mưa to, hạt trĩu nặng...
Một đời vất vả nắng mưa, nuôi anh chị em chúng tôi nên người, mẹ tôi vẫn cứ vậy, vẫn hàng ngày lầm lũi với công việc nhà đi chợ, nấu cơm… Bởi một lẽ “bao giờ má ngồi yên một chỗ mới để các con lo” - mỗi lần chúng tôi lo lắng cho mẹ, mẹ lại nói thế.
Trăng phố hay trăng quê đều giống nhau - mẹ biết. Nên cái thiêu thiếu, cái không lung linh, huyền ảo đó là niềm khắc khoải nhớ thương về ký ức, về những kỷ niệm thời thơ ấu, nơi con gắn bó suốt mười mấy năm trời. Đó thật sự là những gì được giữ lại sâu đậm trong ký ức con.
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.