Nhiều ngày qua, nước ta không có ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Nhưng không có ca mắc mới không có nghĩa là dịch bệnh chấm dứt. Trong khi một số nơi như ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn thực hiện tốt việc bắt buộc bệnh nhân, thân nhân người bệnh khi vào bệnh viện khám chữa bệnh, thăm người bệnh phải đeo khẩu trang thì nhiều nơi công cộng khác còn không ít người vẫn chủ quan, thờ ơ không đeo khẩu trang.
Cả tháng nay, mỗi ngày đi làm về, những chuyện anh kể nhiều nhất với vợ là về mưa, bão, gió, lũ lụt, sạt lở…ở khắp các tỉnh, thành miền Trung với giọng nặng trĩu. Mấy bữa nay, trời trở gió, không khí lạnh tăng cường, lòng anh lại thấp thỏm không yên bởi miền Trung quê anh vẫn gió mưa, lụt lội, sạt lở ở nhiều nơi, nay thêm gió lạnh càng làm những người con xa quê như anh thêm xót xa, thương về nơi quê nhà.
Vén tấm chăn đắp chị như vội co lại, miệng khẽ xuýt xoa, tay vơ chiếc áo khoác để phòng ngừa trên đầu giường từ đêm qua. Tiếng gió vờn qua hàng cây ngoài ngõ, rồi rào rạt luồn qua mái nhà mang theo hơi lạnh từ phương bắc tràn về căn nhà nhỏ.
Đã trưa rồi, Tít vẫn ngồi đó, ôm từng bó cỏ cho bò ăn. Chỉ vài phút nữa thôi, ba mẹ sẽ bán đàn bò để lấy tiền cho Tít đi học đại học. Nhìn về những cánh đồng xa xa, Tít lại nhớ đến những buổi chiều cưỡi trên lưng bò về nhà.
“Có một cây là có rừng”, từ phố thị đến miền quê, mỗi người góp chút công sức vun trồng, chẳng mấy chốc, cây xanh tỏa bóng mát, giúp không khí trong lành, làm đẹp diện mạo nông thôn mới.
Suốt cả tháng trời nay, đâu chỉ có dưới sông mới có sóng? Lòng người cũng cồn lên những con sóng đấy thôi. Cứ mưa lũ như vầy, cuộc sống sẽ khó khăn hơn. Ba mẹ nó đã bắt đầu lo lắng đến chuyện tiền ăn học của chị em nó. Rồi phố sẽ thiếu đi những bóng gùi bắp nếp, ngọn bí, rau muống, rau cải xanh rờn mới được hái, hỏi phố có buồn không?
Nhìn sông Đăk Bla dềnh dàng con nước, chị thở dài. Chị chỉ chỗ nước đang xoáy sâu kia kìa vốn là ô trồng hoa màu nhà chị. Khoảnh đất ven sông được phù sa bồi đắp, đất đai tơi xốp, màu mỡ, mùa nào thức nấy, chị trồng đủ loại rau, ít mồng tơi, rau cải, rau dền, ít bầu, bí, đậu ve… Cần mẫn sớm hôm, cả nhà chị nhờ đó mà có những bữa cơm đủ đầy. Nhưng giờ đây… Chị bỗng lặng đi. Tiếng được, tiếng mất trong màn mưa gió và cả trong nỗi nghẹn ngào.
Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền Trung đầy nắng gió và bão giông. Mỗi năm, ít nhất cũng có vài cơn bão tràn qua quê tôi, riêng năm nay, từ đầu năm đến giờ đã có đến ba cơn bão. Bão rồi bão, sự mất mát, đau thương cứ chất chồng. Mới đây, nghe tin bão số 9 đổ bộ vào đất liền mà tâm bão lại là các tỉnh miền Trung, tôi phập phồng nỗi lo lắng, sợ hãi.
Vào những ngày đầu tháng, nhất là mồng một, hoặc ngày rằm, tại ngã ba một số tuyến đường nội thành, trã đất bể, tro than và đồ cúng nằm lăn lóc nhìn nhức mắt, rất thiếu văn minh. Nhiều người biện minh rằng “ném xui ra đường” để “rước hên vào nhà”. Tuy nhiên, kiểu ứng xử “được mình, kệ người” như này, quả là chưa ổn, cần bài xích.
Sau những ngày mưa tầm tã, Tây Nguyên đã trở lạnh. Cái lạnh se se của đất trời khe khẽ chạm vào thịt da, đánh thức bao nỗi nhớ trong tâm hồn. Nỗi nhớ mùa Đông, nhớ những ngày giáp Tết, nhớ quê, nhớ nhà.
Sau mưa lũ là chồng chất gian khó, với dịch bệnh, với thiếu đói đợi chờ phía trước, với những bữa ăn đói lòng, manh áo không lành lặn. Lũ đang rút dần. Nhưng bão trong lòng hắn biết đến bao giờ lắng xuống? Có lẽ chính hắn cũng không biết!
1h sáng, chị bạn cùng cả đoàn vẫn tất bật soạn quần áo, nhu yếu phẩm để chuẩn bị cho chuyến ra miền Trung vào sáng mai. Dẫu biết mưa lũ trắc trở, chuyến đi sẽ nhiều vất vả, khó khăn, hiểm nguy nhưng chị và cả đoàn vẫn quyết mang hàng hóa ra “rốn” lũ kịp thời. Bởi, với cả đoàn, bây giờ, cứu giúp đồng bào miền Trung là một “mệnh lệnh trong trái tim”. Và hơn lúc nào hết, đồng bào miền Trung cần sự sẻ chia về cả vật chất và tinh thần.
Cơn lũ dữ đi qua để lại bao bùn đất và bao nước mắt. Những đôi mắt vô vọng của cụ già, em nhỏ ló qua viên ngói dỡ vội trên mái nhà, những tiếng khóc khản đặc vì bất lực, những đôi chân lem luốc bùn đất quánh đặc, những ngôi nhà tan hoang sau lũ, những bữa ăn cho qua bữa, những nỗi lo cho kế sinh nhai chặng đường phía trước… mà con rưng rưng.
Những kỉ niệm ở làng thật khó phai mờ. Đó là trải nghiệm thú vị đáng nhớ trong cuộc sống. Bởi thế, dù đi đâu, về đâu, dù làm gì, chỉ cần nhắc đến, lại muốn về Tu Thó để gặp người dân hiền dịu; để vui đùa với những em bé ngây thơ, trong sáng; để được ăn cơm với măng rừng, với cá khô; để được nghe những câu chuyện của làng… mà không phải nơi nào cũng có được.
Thay vì những đêm thức khuya học bài, tôi thao thức cùng với bố mẹ trong đêm, để quan sát dòng nước lũ lên xuống. Có thức đêm như thế, mới biết đêm dài thế nào, mới cảm thấu được bao nỗi nhọc nhằn của người dân quê tôi. Cày sâu cuốc bẫm, quần quật cả năm nhưng chỉ cần một trận bão hay một trận lụt xuất hiện là mất trắng mọi thứ sau một đêm.
Chủ động phòng, chống thiên tai, trong đó phòng là chính phải luôn được chú trọng. Trước mắt và cụ thể nhất là bắt đầu từ việc chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống bão lũ được ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, ngành triển khai ngay từ sớm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân. Cùng với đó là giải pháp căn cơ mang tính dài hơi chính là hướng đến cân bằng sinh thái, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.
Hít hà cái mát mẻ của dòng sông mênh mông gió chiều, ngắm nhìn sông nước, mây trời hoàng hôn. Bầu trời xanh xen kẽ tầng tầng mây trắng, mây hồng, núi rừng xanh và dòng sông xanh uốn lượn mềm mại đã làm lòng người vốn quen với phố thị bỗng trở nên êm dịu sau những tháng ngày cần mẫn mưu sinh.
Hơn một tháng nay, cả nước không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, cuộc sống bắt đầu trạng thái “bình thường mới”. Song, từ bài học của làn sóng đợt dịch Covid-19 thứ 2 vừa rồi cho thấy, chúng ta vui mừng, phấn khởi, nhưng cũng không được chủ quan.
Giữa nhịp sống đô thị, đôi lúc tôi lại đau đáu nhớ về làng. Thèm được ngồi quây quần bên bếp lửa nhen bằng củi thông rừng rực cháy thơm nức; thèm được thưởng thức ghè rượu ấm nồng, vừa nghe gió thổi ào ào trên sườn núi vừa bàn chuyện làm ăn. Thèm được sống giữa những người chất phác, chân thành, hồn nhiên, không vụ lợi.
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.