Là người dân Kon Tum, hẳn không ai mà không biết đến xóm bánh hỏi trên đường Đoàn Thị Điểm. Xóm ấy ngày xưa từng nổi tiếng là xóm làm bánh hỏi truyền thống với phương pháp thủ công. Có lẽ nghề gia truyền này đều do cha ông họ mang từ quê hương đất võ Bình Định đến Kon Tum để lập nghiệp từ lâu lắm rồi và hình thành nên xóm bánh hỏi là vậy.
Mấy ngày nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương rà soát, tổ chức chi tiền hỗ trợ cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Khỏi phải nói, hàng ngàn người dân vui mừng đến thế nào khi khoản hỗ trợ đến đúng đối tượng, đúng thời điểm.
UBND thành phố Kon Tum cần tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền phường Quyết Thắng triển khai những biện pháp xử lý, răn đe mạnh hơn nhằm ngăn chặn tình trạng vứt rác bừa bãi tại khu đất cạnh trục đường Phan Đình Phùng.
Sau chuỗi ngày cách ly xã hội, nhịp sống trở lại bình thường, các quán nhậu trở lại duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều đáng nói, sau khi “chén chú chén anh”, các đấng mày râu lại “bỏ quên” Luật Giao thông đường bộ, thi nhau điều khiển phương tiện giao thông trên đường dù đã chếnh choáng men.
Nón lá là hình ảnh thân thuộc với quê hương Việt Nam, gắn liền với hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm trên cánh đồng, người chị đảm đang từng phiên chợ hay nàng thiếu nữ e thẹn duyên dáng bên tà áo dài thướt tha. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.
Mình thích về làng trong những ngày này. Dẫu phố xá, nhà cửa, xe cộ, tiếng ồn có tăng bao nhiêu thì làng vẫn luôn giữ được vẻ yên bình như vốn có. Có lẽ là nhờ những cánh đồng lúa như thảm lụa vàng nối tiếp nhau trải dài, ngan ngát tỏa hương. Có lẽ nhờ những vườn cây trái bên dòng sông Đăk Bla xanh ngát, trĩu quả, mùa nào thức nấy, mang lại cảm giác bình yên cho những ai nương náu tâm hồn sau những ồn ào phố thị.
Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế, việc chăm lo đến đời sống của các gia đình người có công với cách mạng cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Khúc ca khải hoàn 30/4 luôn vang vọng như hồn thiêng non sông nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau sống xứng đáng hơn với máu xương của cha anh đã đổ xuống.
Những ngày gần đây, đang mải miết chạy theo bao nỗi lo lắng, sự bùng phát của dịch bệnh mà có lẽ mọi người quên mất rằng có một tháng Tư đáng yêu, dịu dàng đã đến.
Mưa tháng Tư, bất chợt đến rồi lại đi. Trong hơi ẩm còn mang theo chút gì đó luyến tiếc của mùa Xuân và chút oi nồng mời gọi mùa hè, đủ để tôi nôn nao nhớ về những cơn mưa tháng Tư nơi quê nhà. Nó cũng xoa dịu đi những bộn bề, tất bật và bỏng rát trong cuộc mưu sinh, để lại hơi thở của nhựa sống. Từ đó, tôi bắt đầu những buổi chiều loanh quanh trên phố, lặng lẽ “sống” với phố. Và sự gắn bó giữa tôi và phố cũng bắt đầu từ đó.
Sáng sáng, chị chọn cho mình góc nhỏ bên cửa sổ, mở bản nhạc không lời, đọc cuốn sách yêu thích, thỉnh thoảng lơ đãng nhìn qua con đường nhỏ, qua khoảnh vườn nhỏ xinh quen thuộc. Gió tháng tư lùa qua nhè nhẹ. Chị thấy tâm hồn mình mênh mang theo gió, theo hoa và theo cả nội dung cuốn sách
Những kết quả đạt được trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận, không chỉ thiết lập mỹ quan đô thị mà còn đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Nhưng câu hỏi đặt ra là, khi hết dịch bệnh Covid-19, hết thời hạn giãn cách xã hội liệu rằng vỉa hè, lòng đường có còn thông thoáng?
“Mùa dịch” khiến cho ta thêm trân quý cuộc sống này, mỗi người có thêm thời gian ở bên gia đình nhiều hơn. Điều này sẽ làm thay đổi không ít những thói quen ăn uống của nhiều gia đình theo hướng tích cực và chắc chắn, khi dịch bệnh qua đi thì mỗi người cũng sẽ tự ý thức được ý nghĩa của những bữa ăn gia đình.
Một lối sống biết lắng lại, tối giản, một lối sống theo tinh thần “tri túc thường lạc” – biết đủ thường vui sẽ thoát khỏi những cân phân tính toán, sẽ dành nhiều năng lượng hơn để cảm nhận, để vui vẻ đón nhận và yêu thêm những vẻ đẹp đơn sơ của cuộc sống là điều mà anh, cả chị và các con anh cần hướng đến.
Cùng với sự nỗ lực, góp sức chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, thiết nghĩ, những người “yếu thế trước dịch bệnh” cũng nên chủ động vượt qua khó khăn với tinh thần lạc quan.
Tạm dừng câu chuyện với chị, trong lòng tôi vẫn một chút bâng khuâng, không biết rồi đây, mình có được vô tư hay thoải mái như chị hay không. Vẫn biết quy luật cuộc đời là thế và rồi ai cũng sẽ đến ngày nghỉ hưu thôi, tuy nhiên với những kỷ niệm buồn vui trong bao nhiêu năm làm việc, chắc hẳn ai cũng không tránh khỏi chút cảm giác bồi hồi, nhớ nhung và có lẽ là cả tiếc nuối.
Qua những tiếng ve là trải qua những năm tháng để lớn lên, để trưởng thành, để nhung nhớ và trân quý những kỉ niệm. Giờ đây, được thả mình vào tiếng ve, trở lại với ký ức ve sầu, trái tim bỗng xốn xang, tâm hồn bỗng nhẹ như bâng giữa những bộn bề, bon chen của cuộc sống.
Tiếng kéo cửa sắt lạch xạch của bà Tư vé số như một tín hiệu riêng đánh thức con phố nhỏ. Những ngôi nhà như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài. Hóa ra, phố không hề dậy muộn như hắn nghĩ. Cư dân trên phố có sống chậm lại, có ít ra ngoài hơn, nhưng họ vẫn đón ngày mới trong tâm thái bình tĩnh vốn có.
Hiện nay, ở một số nơi trên địa bàn phường Thắng Lợi (thành phố Kon Tum), vẫn còn tình trạng người dân xả nước thải ra đường, làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng giao thông và gây bức xúc trong nhân dân.
Ông bà ta có câu: Tiết kiệm là quốc sách, trong mùa khô, lượng sử dụng điện năng cao, mỗi người càng nên tự ý thức tiết kiệm điện để giảm chi phí sinh hoạt cho bản thân và gia đình.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, điều quan trọng mà tất cả người dân cần làm vào lúc này đơn giản là hãy ở nhà, hạn chế đi lại. Chỉ thế thôi, nhưng điều này góp phần quan trọng làm giảm áp lực đối với ngành y tế và cùng với các cấp, các ngành đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.