Hôm nay, giữa ngày thu tháng Tám, tôi có dịp trở về thăm lại mái trường xưa. Ngôi trường cấp III nằm trong lòng “phố núi”. Bạn bè tôi, đứa từ Thành phố Hồ Chí Minh, đứa từ Đăk Lăk, Gia Lai… đều trở về đây hội ngộ. Ai ai cũng chung một cảm xúc, niềm vui với biết bao kỷ niệm tuổi học trò ùa về.
Ngày xưa, có năm, trời làm hạn hán. Mấy tháng liền, mặt đất không có lấy một hạt mưa. Những suối to, khe nhỏ đều cạn trơ lòng đá sỏi. Rẫy đã phát, đốt xong, chỉ chờ tra hạt, xuống giống. Lòng già làng như lửa đốt, chẳng hiểu vì sao Yàng lại “quay lưng”, thử thách ngặt nghèo.
Nhiều năm sau khi bà nội qua đời, thỉnh thoảng Huế lại mơ mình đang ăn cơm với nội. Khi giật mình tỉnh dậy, cô đều xuýt xoa tiếc vì chưa kịp ôm tạm biệt.
Sau mấy ngày mưa nắng sụt sùi, đám cải thìa mới mọc đã tơi tả gần hết, luống rau muống đến lứa cũng xơ xác, ngả vàng. Riêng vồng bí đỏ thì vẫn vươn ngọn xanh mướt. Nghĩ đến bữa trưa ngon lành với rau bí, cậu bé nhoẻn cười.
Ông ngoại hy sinh khi mới 28 tuổi. Năm ấy, bà ngoại cũng chỉ 26 tuổi. Ở cái tuổi xuân rực rỡ nhất, ngoại đã phải cắn răng nuốt nỗi đau mất chồng vào lòng, gồng gánh nuôi 4 đứa con thơ. Dù cảnh đời, cảnh nhà khó khăn, vất vả, nhưng ngoại vẫn cố gắng chu toàn mọi việc, nhất là vẫn một lòng theo cách mạng, tiếp tục làm cơ sở nuôi giấu cán bộ.
Trong giấc mơ, tôi thấy cô Bốn trở về trong bộ đồ nâu xám với chiếc khăn rằn quấn quanh cổ. Cô đeo khẩu súng trên vai với dây đeo đã sờn. Uống ngụm nước chè, cô mỉm cười thật tươi rồi nói với giọng hào sảng: “Cô Bốn đây! Trong trận đánh năm xưa, quân mình đánh du kích làm bọn địch bất ngờ. Địch một phen khiếp vía”. Cô còn kể nhiều lắm, nào là đi đánh trận từ tờ mờ sáng; nào là đồng đội đã đào xong một cái hầm trú ngụ phía sau bếp nhà bà nội.
Thấy từng đám mây trắng lờ lững nối đuôi nhau che những vạt rừng xanh thẳm, tôi biết rằng mình đã đặt chân đến Ngọc Linh. Lần nào cũng vậy, cứ đến đây, trong người lại lâng lâng, say say khó tả. Say vì cung đường ngoằn ngoèo hơn 200 km. Say vì được thưởng ngoạn phong cảnh đẹp như bức tranh sơn dầu. Và cũng say vì sự bình yên dưới mỗi nóc nhà chênh vênh trên những sườn núi.
Buổi chiều, khi loa phát thanh ở đầu ngõ phát đi thông tin bảy giờ tối thứ Bảy tuần này tập trung tại nhà chị bí thư chi đoàn để tập văn nghệ chuẩn bị cho buổi sinh hoạt hè tại thôn, tụi nhỏ trong thôn nôn nao, náo nức cả lên.
A Viên ngồi bệt xuống đất, ngắm nghía những bầu cây thông giống, dùng tay ước lượng chiều cao. Sau đó anh cầm một bầu lên, nhúm một ít đất vân vê trong tay rồi gật gù, mắt ánh lên sự hài lòng.
Thời của chúng tôi, hè “thẳng rẵng” ba tháng, cho đến cuối tháng 8 mới rục rịch chuẩn bị khai giảng (vào đầu tháng 9). Với đám bạn già chúng tôi bây giờ, cho dù tuổi hoa niên đã xa từ lâu, song mỗi lần nhớ về, trong lòng vẫn vẹn nguyên cảm xúc.
Lúc mở cái bao tải nhỏ đựng đầy những hạt gạo trắng tinh mà ông chú gửi xe đò vào, gã đã muốn khóc. Nó làm gã nhớ đến những bao bắp, túi gạo nghĩa tình mà chú san sẻ trong thời gian khó, khi bố mẹ gã chật vật nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học.
Hầu như chiều nào, anh cũng ngồi dưới bóng cây kơ nia bên nhà rông của làng. Như thành thói quen, quen đến mức chiều nào vắng anh thể nào trong làng trong xóm cũng biết, hoặc chút trái gió trở trời khiến anh hơi khó ở, hoặc bận công chuyện, đi thăm nhà ngoại ở huyện bên chưa về.
Bao năm đi học, đi làm, mỗi lần về thăm nhà, bước chân ra mảnh vườn, hắn lại ngạc nhiên bởi sự thay đổi của vùng non xanh mát ấy. Bởi ba hắn luôn cải tạo, sắp xếp mảnh vườn để đẹp hơn, có ích hơn.
Mỗi tháng trong năm đều có nét riêng để mà cảm nhận, để mà chiêm nghiệm tạo ra cho mình một cái nhìn mang tính đặc thù. Đối với giới văn nghệ sĩ nhìn cái đẹp của tháng Sáu trời mưa “Tháng Sáu trời mưa, trời mưa không dứt” để rồi “ Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa”. Còn riêng báo chí, anh chị em rất hồ hởi để kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Riêng ngành giáo dục, thầy và trò tạm chia tay nhau trong ba tháng hè đầy nhung nhớ với màu đỏ của “hoa học trò” ấm từng bước chân tung tăng khắp chốn. Nhưng tháng Sáu cũng là tháng đầy lo toan và chờ đợi của bao học trò sau 12 năm đèn sách cận kề với kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và tuyển sinh đại học vào tháng sau.
Con ạ, mẹ vẫn thường nhớ về bữa cơm gia đình thời thơ bé. Những bữa cơm quây quần bên bộ bàn ghế đá đặt trước sân. Cũng những ngày hè như thế này, tầm sáu giờ tối xóm nhỏ ngày hè lại bắt đầu rộn rã tiếng í ới. Mẹ gọi con, anh gọi em, bà gọi cháu…
Cả tuần nay, xóm nhỏ cứ rộn ràng. Vì nay mai, có mấy hộ chuẩn bị về quê. Bình minh ló rạng, mấy đứa nhỏ đã chạy ra chạy vào, cười, nói khoe khắp xóm chuẩn bị được về thăm ông bà. Đứa giơ bàn tay đếm ngược ngày, giờ; đứa xúng xính khoe vài bộ quần áo mẹ mới mua; đứa chuẩn bị xếp đồ đạc; đứa lại bận rộn làm những món quà thủ công để tặng mọi người... Trong đôi mắt long lanh, đứa nào cũng hớn hở, chộn rộn cả ngày đến quên ăn, quên ngủ.
Nhiều khi hắn thấy mình và bố hình như rất “thân nhau”. Giữa hai người không còn khoảng cách nào hết, vì có thể nói nhiều chuyện “bí mật”. Và người này có thể rất kiên nhẫn để nghe người kia kể rất nhiều chuyện.
Chuyến xe cuối chiều lòng vòng chạy muộn, nên về đến làng thì đã 9 giờ đêm. Trời đã tối om lại còn se se lạnh. Bà vẫn ngồi đó, nơi góc bếp nhà sàn lập lòa ánh lửa. Mùi bắp nấu thơm lan khắp gian bếp. Nghe tin con bé sẽ về, bà đã ngóng chờ từ vài hôm trước.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.