Các số liệu về tình hình kinh tế-xã hội quý I/2022 mới được Cục Thống kê công bố cho thấy kinh tế đang trên đà phục hồi. Và những nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã phát huy hiệu quả.
Những năm qua, huyện Ngọc Hồi luôn chú trọng công tác thu hút đầu tư và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Kon Tum nói chung.
Chiều 31/3, Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố phối hợp với UBND phường Ngô Mây tiêu hủy gần 1.700 con gà, vịt bị cúm H5N1 của hộ chăn nuôi Phạm Thị Thủy - Tổ 1, phường Ngô Mây.
Để đảm bảo cung ứng điện ổn định trong mùa khô năm 2022, Điện lực Đăk Tô đã tập trung triển khai công tác đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện và tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.
Vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Agribank Kon Tum đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh và hoạt động an sinh xã hội trong năm 2021 và các tháng đầu năm 2022. Nỗ lực của Agribank Kon Tum đã góp phần quan trọng giúp khách hàng nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những năm gần đây, phương thức chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có những bước dịch chuyển tích cực từ quy mô nhỏ, hộ gia đình, tự cung tự cấp sang chăn nuôi quy mô trang trại; bước đầu hình thành các chuỗi liên kết và có đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng đàn vật nuôi.
Mặc dù chưa xảy ra hạn hán, song theo dự báo của ngành Nông nghiệp tỉnh, cuối tháng 3 và trong tháng 4/2022, khu vực thành phố Kon Tum và hai huyện Ia H’Drai, Sa Thầy sẽ có nguy cơ hạn hán, thiếu hụt nước sản xuất. Trước thực tế trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đang nỗ lực thực hiện các phương án phòng, chống hạn hán, giảm thiệt hại cho bà con nhân dân.
Tham gia quản lý, bảo vệ rừng thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng nhận khoán trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần đảm bảo diện tích, chất lượng rừng ở địa phương mình, mà còn có thêm nguồn kinh phí để trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình và tổ chức thực hiện những công việc quan trọng cho thôn, làng nơi sinh sống.
Sau 1 giờ tắt điện biểu trưng để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 (từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày 26/3), toàn tỉnh đã tiết kiệm được sản lượng điện là 5.720 kWh, tăng hơn 200 kWh so với Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021.
Thời gian qua, huyện Sa Thầy tập trung ưu tiên các nguồn lực đầu tư và huy động sự chủ động chung tay đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Qua đó, đem lại kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân khu vực nông thôn.
Sáng 22/3, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) khai trương đưa vào hoạt động máy gửi, rút tiền tự động (Autobank CDM) tại địa chỉ 88 Trần Phú (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum).
Hướng tới chào mừng Đại hội Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum nhiệm kỳ 2022-2027, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lắp đặt công trình “Thắp sáng đường quê” tại điểm dân cư 64, thôn Ia Dor, xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai).
Toàn tỉnh hiện có 148 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (1 sản phẩm đạt 5 sao cấp Quốc gia, 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Trung ương đánh giá, 14 sản phẩm đạt 4 sao, 127 sản phẩm đạt 3 sao). Kết quả này phản ánh đúng tiềm năng của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 17 quỹ tài chính nhà nước (gọi tắt là QTC) được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập với quy mô, tính chất, phạm vi hoạt động khác nhau. Đây cũng là một kênh tài chính, tín dụng hỗ trợ thêm nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Điện lực huyện Đăk Glei hiện đang quản lý, vận hành hơn 254km đường dây trung áp, hơn 147km đường dây hạ áp và 191 trạm biến áp. Lưới điện trải rộng trên nhiều địa hình, trong đó có khu vực rừng núi, đi qua các khu vực trồng cây công nghiệp, đặc biệt là khu vực trồng cây cao su và cây bời lời nên việc đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cao áp luôn được Điện lực Đăk Glei quan tâm.
Để bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và các diện tích rừng trồng trong các tháng mùa khô, các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương và người dân sống gần rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động, kịp thời và hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước trong mùa khô 2021-2022, thành phố đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã, phường chủ động triển khai công tác phòng, chống hạn.
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có 8.902,7ha cây ngắn ngày, 76.233ha cà phê, khoảng 6.375ha cây ăn quả. Hiện nay, tỉnh ta đang bước vào cao điểm mùa khô, công tác ứng phó, chống hạn để bảo vệ cây trồng, bảo đảm sản xuất của người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng đang được ngành chức năng và chính quyền địa phương quan tâm triển khai.
Cuối năm 2021, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tiến hành giám sát việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2019 - 2020. Qua giám sát cho thấy, việc chi trả tiền DVMTR mang lại hiệu quả tích cực, góp phần giữ rừng và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để chính sách này đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới.
Thời gian qua, 2 xã Đăk Kôi, Đăk Tờ Re trên địa bàn huyện Kon Rẫy đã được Ban Dân tộc tỉnh phân bổ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai Len. Từ nguồn vốn này, các xã đầu tư xây dựng những công trình thiết thực, vừa đảm bảo an toàn cho người dân, vừa giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.