Là “quê hương” của sâm quý Ngọc Linh với giá trị dược lý và kinh tế rất cao, đến cuối năm 2021 tổng diện tích cây sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum đạt gần 1.160ha. Với những bước đi cụ thể cùng nhiều giải pháp, tỉnh Kon Tum đang hướng gần tới mục tiêu phát triển được vùng nguyên liệu đảm bảo cho công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh.
Dự án Du lịch “Homestay Y Maih” - ý tưởng của chàng thanh niên A Mĩm, Đoàn xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đã xuất sắc có mặt tại top 3 Cuộc thi dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021 do Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức và được chọn tham gia Cuộc thi dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn toàn quốc năm 2021.
Trên địa bàn thành phố Kon Tum hiện có nhiều điểm quy hoạch các loại đất khác (không phải là đất ở) như đất cây xanh, giao thông, đất giáo dục, đất y tế… chưa được thực hiện. Trong khi đó, đa số người dân có đất thuộc khu vực này mong muốn được chuyển đổi quy hoạch thành đất ở, xây dựng nhà, các công trình phục vụ sinh hoạt...; không ít người đã tự ý xây dựng, gây khó khăn trong việc quản lý trật tự xây dựng.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đầu tư trồng cây mắc ca theo chủ trương của tỉnh. Đến nay, cây mắc ca đã sinh trưởng, phát triển tốt, mở ra triển vọng phát triển loại cây có giá trị kinh tế cao trên vùng đất này.
Vẫn trên đồng đất đó, nhưng không khăng khăng giữ cách làm cũ, không ào ào chạy theo số lượng mà chủ động đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng đến sản phẩm có chất lượng, đạt tiêu chuẩn cao; sản xuất gắn liền với tiêu thụ là điều mà người dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang từng bước tiếp cận, tổ chức thực hiện. Sự thay đổi về quan niệm và tư duy làm nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp bước đầu cho thấy lợi ích, hiệu quả thiết thực mang lại cho người nông dân và để tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh hiện đại.
Dù không khí Tết vẫn ngập tràn, nhưng từ mùng 4 tháng Giêng (tức 4/2), ở nhiều cánh đồng, bà con nông dân đã ra đồng lao động sản xuất, chăm sóc các loại cây trồng...Không khí ngày làm việc đầu xuân thật phấn khởi, ai cũng mong ước năm mới đạt nhiều thắng lợi mới.
Trời se lạnh, mưa lất phất báo hiệu một mùa Xuân mới tràn về. Đi giữa không khí ấy, chúng tôi tìm về vùng rừng núi chân Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông). Nơi đang có hàng trăm đồng bào Xơ Đăng đang ngày đêm ăn ngủ trong rừng sâu để bảo vệ, gìn giữ và phát triển sâm Ngọc Linh- một loại cây đã được đưa vào danh mục là cây quốc gia và được gọi là “Quốc bảo” của Việt Nam.
Sau hai năm kể từ ngày thành lập, Hợp tác xã Nông - Lâm nghiệp và Dịch vụ Thái Thanh (HTX Thái Thanh) do ông Nguyễn Duy Lơ làm giám đốc cùng một số thành viên biến vùng “đất chết”, cho ra đời sản phẩm bưởi da xanh sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP đạt sản phẩm OCOP nổi tiếng. Đặc biệt, trong dịp Tết này, HTX Thái Thanh đưa ra thị trường sản phẩm bưởi có chữ nổi (phúc, lộc, thọ) có giá trị kinh tế cao, lượng cung không đủ cầu.
Sau 10 năm thực hiện Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh ta đã có sự chuyển biến mạnh cả chất và lượng. Đặc biệt, các HTX, tổ hợp tác (THT) có sự tham gia của đội ngũ nhân lực trẻ tuổi, có trình độ, năng lực đã và đang thổi “luồng gió mới” thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tập thể theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Ngày 20/9/2021, Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu xây dựng thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh.
Là cộng đồng dân cư sống gần rừng, nhiều năm qua, người dân ở thôn Plei Weh (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia bảo vệ gần 220ha rừng nằm ở khu vực gần lòng hồ Thủy điện Ia Ly và giáp ranh với huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
Ngày 28/1, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) phối hợp với Agribank Chi nhánh huyện Đăk Tô tiến hành trao thưởng cho khách hàng may mắn trúng giải Nhất (1 lượng vàng SJC-giải thưởng tuần III) của chương trình “Đăng ký Agribank E-Mobile Banking - Nhận vàng như ý”
Nhìn về những khoảng đồi trọc đã mơn mởn cây rừng, từ chính quyền đến người dân, ai nấy đều khấp khởi vui mừng. Khi ý Đảng hợp lòng dân, trên dưới đồng lòng, toàn Đảng bộ đã biến khó thành dễ, thực hiện vượt chỉ tiêu trồng rừng so với kế hoạch đề ra.
Những con đường phẳng lỳ, uốn lượn như dải lụa men theo những sườn núi, vượt qua những con đèo cho những chuyến xe bon bon đi giữa mùa xuân. Ấy vậy chắc ít ai hiểu để có được con đường xuân đó là cả một sự hy sinh thầm lặng và âm thầm của những kỹ sư, công nhân ngành Giao thông Vận tải. Họ đã lặng lẽ dệt lên những con đường xuân, mang đến bao ước vọng về tương lai tươi sáng.
Gặt xong vụ lúa, người Xơ Đăng ở Mường Hoong (huyện Đăk Glei) hân hoan đón chào xuân mới. Họ mừng vì kết thúc một năm bình an, dân làng thêm tuổi mới. Nhưng hơn hết, họ hạnh phúc vì phía xa xa, trên đỉnh mây ngàn, những gốc sâm Ngọc Linh cũng thêm tuổi, mở ra hi vọng ấm no, đổi đời.
Với lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đa dạng và văn hóa truyền thống dân tộc bản địa phong phú, những năm gần đây, tỉnh Kon Tum là điểm đến về du lịch nông nghiệp, nông thôn thu hút được nhiều khách du lịch trên cả nước đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
Hiện nay, phát huy tiềm năng thế mạnh về dược liệu, bà con đồng bào DTTS trong tỉnh đã và đang tập trung phát triển diện tích, nhất là sâm Ngọc Linh, sâm dây. Tuy nhiên, do đời sống còn khó khăn, nguồn vốn đầu tư trồng dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh rất lớn, vì vậy, người dân mong muốn tỉnh và ngành chức năng có chính sách, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất.
Dù được đánh giá đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách, nhưng sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng là “đầu tàu” kéo công nghiệp địa phương đi lên.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 03/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sở Công thương đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối nhằm giới thiệu các sản phẩm dược liệu của tỉnh đến các hệ thống bán lẻ, các kênh phân phối tại các tỉnh thành trên khắp cả nước.
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Kon Tum có được nguồn dược liệu đa dạng, phong phú, tập trung chủ yếu ở 3 huyện phía Đông Trường Sơn là Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei với 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc quý hiếm, trong đó có sâm Ngọc Linh. Để khai thác hiệu quả lợi thế này, tỉnh ta đã và đang khuyến khích, tạo điều kiện để thu hút doanh nghiệp đến đầu tư vào dược liệu, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.