Trong 2 năm nay, “cơn bão” dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nặng nề tới hoạt động kinh doanh, vận tải của doanh nghiệp và khiến các doanh nghiệp vận tải lao đao đứng bên bờ phá sản. “Cơn bão” dịch bệnh chưa giảm thì cơn “bão giá” xăng dầu lại ập đến làm cho các doanh nghiệp vận tải khó khăn chồng chất khó khăn.
Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn- đó là hành động đẹp của tuổi trẻ huyện Đăk Hà khi nỗ lực hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu giúp bà con nông dân trên địa bàn đang gặp khó đầu ra cho sản phẩm này. Với những việc làm thiết thực như vậy, đoàn viên, thanh niên huyện Đăk Hà đã lan tỏa tinh thần “tương thân, tương ái” sâu rộng trong cộng đồng thời gian qua.
Thời gian qua, huyện Sa Thầy chú trọng vận động tuyên truyền người dân, nhất là các thành viên tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tận dụng hiệu quả các nguồn lực được hỗ trợ, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để chủ động trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao. Qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của kinh tế tập thể, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Đưa cửa hàng OCOP vào điểm đến trong tour du lịch khám phá tỉnh Kon Tum, đó là điểm mới mà các ngành chức năng tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện, nhằm góp phần quảng bá các sản phẩm OCOP của tỉnh đến với người tiêu dùng trong cả nước và tạo điều kiện cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng phát triển.
Chiều 4/3, huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp Phát triển nông thôn II Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, chỉ đạo hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể - hợp tác xã (HTX).
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, dần đi vào nề nếp. Việc sử dụng đất ngày càng hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Với mục tiêu bảo vệ diện tích rừng hiện có gắn với đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, thời gian qua, công tác trồng cây, gây rừng, nâng cao chất lượng, giá trị của rừng trên địa bàn tỉnh được nâng lên tầm cao mới.
Năm 2021, vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum tiếp tục khẳng định tốt vai trò và thương hiệu của mình với sứ mệnh đồng hành cùng tam nông, được khách hàng tin tưởng và ủng hộ. Agribank tỉnh Kon Tum đã ghi lại dấu ấn với việc xuất sắc đạt và vượt nhiều chỉ tiêu so với kế hoạch, cùng chính quyền địa phương các cấp hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”.
Theo dự báo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng cao khi các chương trình phục hồi kinh tế được triển khai thực hiện trong thời gian đến và chủ động đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa khô 2022, PC Kon Tum tiến hành triển khai kế hoạch, các phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, linh hoạt, bảo đảm nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.
Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp, kinh tế - xã hội huyện Đăk Tô tiếp tục đạt được những kết quả đáng mừng. Đây là tiền đề để huyện Đăk Tô quyết tâm triển khai các nhiệm vụ giải pháp trong năm 2022 nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội huyện phát triển nhanh và bền vững.
Với mục tiêu xây dựng thị trấn Đăk Tô đạt các tiêu chí đô thị loại IV gắn với mở rộng không gian đô thị và hình thành các khu đô thị mới nhằm phát triển kinh tế, xã hội, thời gian qua, huyện Đăk Tô đã tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị, bê tông hóa các tuyến đường nội thị. Nhờ vậy, thị trấn Đăk Tô ngày càng phát triển.
Thời điểm hiện tại, nông dân huyện Đăk Hà đang tất bật vào mùa tưới cà phê, đây là giai đoạn quan trọng để chăm sóc, bón phân phục hồi vườn cây sau thu hoạch. Tuy nhiên, hiện nay, giá phân bón tăng cao khiến nhiều nông dân trồng cà phê gặp không ít khó khăn.
Việc thực hiện quyết liệt và hiệu quả các nhóm giải pháp quan trọng trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo động lực để kinh tế tỉnh ta phục hồi nhanh và phát triển mạnh mẽ hơn.
Chiều 22/2, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2022 và Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Những ngày này, người trồng cà phê ở huyện Đăk Hà đang tất bật bước vào đợt tưới thứ 3. Phấn khởi vì lượng nước tưới dồi dào, người dân còn vui mừng hơn khi việc áp dụng hệ thống béc tưới tiết kiệm chi phí sản xuất, cho hiệu quả cao.
Năm 2022, tỉnh ta đặt ra mục tiêu trồng mới 500ha sâm Ngọc Linh và 2.000ha cây dược liệu khác. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, ngành Nông nghiệp và các địa phương đã xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn giống đảm bảo số lượng cũng như chất lượng nhằm thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Trong năm 2021, đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã làm việc trực tiếp với 13 xã biên giới trên địa bàn tỉnh. Qua đó định hướng nhiều giải pháp để các xã nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và nhất là nâng cao đời sống của đồng bào DTTS ở khu vực biên giới. Riêng ở 3 xã biên giới của huyện Đăk Glei đã có sự chuyển biến rõ nét.
Bước vào năm 2022, với nền tảng và động lực đến từ những thành quả đạt được trong năm qua, tỉnh ta có triển vọng và cơ hội để hồi phục, phát triển kinh tế bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW (ngày 5/8/2008), của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết “Tam nông”), những năm qua, tỉnh ta đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp tổng thể, toàn diện để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Sau gần 14 năm thực hiện Nghị quyết, sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta đã có những bước phát triển tích cực, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, đời sống của người nông dân từng bước được nâng cao.
Là “quê hương” của sâm quý Ngọc Linh với giá trị dược lý và kinh tế rất cao, đến cuối năm 2021 tổng diện tích cây sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum đạt gần 1.160ha. Với những bước đi cụ thể cùng nhiều giải pháp, tỉnh Kon Tum đang hướng gần tới mục tiêu phát triển được vùng nguyên liệu đảm bảo cho công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.