• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Cành mai nở muộn

14/02/2023 06:42

Trong nắng ấm ngày xuân, sắc vàng mỏng manh, rực rỡ kiêu sa xen kẽ trong sắc xanh của những chồi non mới nhú ở những cây mai nhiều năm tuổi ven đường khiến mỗi người ngang qua đều ngoái đầu nhìn lại. Không vàng rực những hoa là hoa như ngày Tết, ra Giêng rồi, hoa đã rụng bớt, lá xanh non đã lấm tấm đua chen, nhưng những bông hoa mai nở muộn lại thu hút bao người - có tôi - bởi vẻ đẹp thuận tự nhiên, không cắt gọt, không tô vẽ.

Chẳng phải là người rành chơi cây cảnh, nhưng tôi vẫn luôn nghĩ, cũng như con chim bay lượn hót ca vang trên bầu trời bao giờ cũng khác với con chim nuôi nhốt trong lồng, nên làm sao có thể so sánh những cây mai được uốn éo các thế trồng trong chậu với những cây mai cắm rễ sâu vào đất mà chắt chiu vị ngọt ngào của xứ sở, tự do vươn cành đẻ nhánh, đâm chồi nảy lộc ngay trước mỗi khoảnh sân nhà nơi này.

Chẳng biết vô tình hay hữu ý, chẳng biết rủ rê nhau hay cùng chung nỗi niềm yêu mai, những người nông dân ở vùng ven phố thị trong thời buổi “tấc đất tấc vàng” này như đồng loạt lưu giữ ngay giữa khoảnh sân nhà những cây mai vàng xòe tán rộng. Như trả lời cho lai lịch những cây mai, chủ nhà đúng chuẩn “lão nông tri điền”, dáng người chắc nịch, mái tóc pha sương đang lúi húi chăm chút những cành cây cao gầy, khẳng khiu, chúm chím những bông vàng, những lộc lá xanh non như thổi thêm hồn xuân vào đất trời. Lão cười xòa mà kể rằng những cây mai này đã mấy chục năm tuổi rồi. Rời quê hương xứ Nẫu lên lập nghiệp ở Kon Tum, sau khi có nhà cửa tạm ổn định, việc đầu tiên mà những người trai trẻ nay đã là những ông, những bà là mang cây hoa mai giống từ quê nhà trồng ngay trước sân nhà cho thỏa nỗi nhớ quê hương.

Rực rỡ mai vàng. Ảnh minh họa

 

Cũng chất phác, cũng mộc mạc, cũng sức vươn lên mạnh mẽ như con người trên vùng đất mới, những cây mai này chỉ cần đào hố trồng xuống, tưới tắm chút nước mỗi ngày, sau mươi hôm, cây bình thản bén rễ, đâm chồi, nảy lộc. Qua tháng qua năm, những cây mai cứ thế mà lớn lên, cứ đứng trước sân nhà mà nhìn thời gian trôi đi, cứ nhìn hết đám trẻ này lại đến đám trẻ khác tụ tập bên dưới gốc cây hết nhảy dây, bắn bi, lại chuyển sang trốn tìm, chuyện trò con trẻ. Còn với lão,  trước Tết tầm một tháng, lại hô hào cháu con cùng nhau ríu rít lặt lá để đón những nụ hoa mở mắt từ những cành cây khẳng khiu. Vậy là Tết năm nào cũng vậy, cây mai vàng như sứ giả ngày xuân thắp sáng sắc vàng cả khoảnh sân, gợi cái nô nức, bình yên của một năm mới bắt đầu.

Ra Giêng, những bông hoa nở đúng vào dịp Tết dần rơi rụng. Trên những cành cây lấm lấm chồi xanh non, xen lẫn những bông mai vàng khiêm nhường nở muộn. Không vàng rực rỡ cả cây như ngày Tết, những cành mai vàng nở muộn gợi nhớ một cái Tết vừa qua nhưng xuân chưa dứt, khiến lão nông mê mai vừa kéo dài được thời gian thưởng lãm, vừa có thêm thời gian chăm chút cho cây mai để Tết sau, xuân sau đón những mùa hoa mới.

Còn bao lữ khách qua đường như tôi nhìn những cành mai nở muộn cảm giác Tết đã qua nhưng mùa xuân luôn dịu dàng, ấm áp xung quanh. Cảm giác như những bông mai nở muộn kia bình thản, chẳng vội vàng, chẳng đua chen, thong thả đợi nắng ấm lên mới bung nụ khoe sắc bên những lá non mơn mởn. Cảm giác chúng vào lúc mãn khai nhất, chọn nở lúc nắng vàng trong trẻo nhất, như muốn vươn lên trước bao la, mênh mông của đất trời. Cảm giác như muốn bù đắp cho sự lỗi hẹn ngày Tết, như kéo dài những ngày xuân, kéo dài niềm vui thưởng lãm của những người yêu hoa mai vậy.

Mà những cây mai này cũng lạ, vừa rực rỡ bông hoa tận hiến cho người, cho đời những ngày Tết, đến ra Giêng vẫn ngời ngời sức sống, những chùm lộc lá xanh non đua chen những bông hoa nở muộn trong nắng ấm. Cái khẳng khiu của cành, xen lẫn màu xanh chiếc lá non, màu vàng mỏng manh tinh khiết của sắc hoa cuối mùa như tô thắm cho vẻ đẹp của đất trời, tô điểm thêm sắc xuân, kéo dài dư vị ngày Tết.

Màu vàng của những bông mai nở muộn trong nắng xuân sao mà tha thiết. Ngắm nhìn vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, đầy chất xuân ấy, tôi bất giác thầm đọc câu thơ trác tuyệt về hoa mai của Thiền sư Mãn Giác: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết/Đêm qua sân trước nở nhành mai)…

NGUYÊN PHÚC

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by