• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Kon Tum trong tôi

08/02/2023 13:15

Mặc dù không sinh ra ở Kon Tum nhưng đến nay, tôi đã có 16 năm sinh sống và làm việc tại mảnh đất Bắc Tây Nguyên đầy nắng, gió này. Với tôi, Kon Tum chính là quê hương thứ hai.

Tôi yêu Kon Tum, yêu vẻ đẹp phóng khoáng, mạnh mẽ của đất và sự hồn hậu, chân chất của người nơi đây.

Tôi nhớ ngày đầu tiên tôi đặt chân đến Kon Tum cách đây 16 năm. Ấy là một sáng cuối Thu, trời trong xanh, nắng dịu nhẹ. Kon Tum hiện ra trong mắt tôi không phải là một thành phố nhộn nhịp, xô bồ- như hình dung của tôi về một đô thị mới- mà thật yên bình, trong trẻo và nên thơ.

Bước xuống xe, cảm giác đầu tiên của tôi là sự bỡ ngỡ trước không khí dịu mát, đẹp đẽ của mùa Thu, cùng “những con đường nối phố với rừng”, như lời trong ca khúc “Một chút Kon Tum” của nhạc sĩ Ngọc Minh, phổ thơ của nhà thơ Tạ Văn Sỹ.

Tất cả như mời gọi, như níu kéo tôi rong ruổi khắp nơi để khám phá, để tìm hiểu về vùng đất mới.

Thăm Khu di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: THANH NHƯ

 

Điểm đặc biệt ấn tượng nhất với tôi khi ấy có lẽ là những “làng trong phố” ở “phố núi” Kon Tum với nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Ba Na cùng những mái nhà rông cao vút, những nếp nhà sàn tuyệt đẹp, những giọt nước ở làng còn nguyên sơ, những nghề thủ công truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm, nấu rượu cần…) được bà con gìn giữ.

Dù ở “trong phố”, nhưng làng ở đây vẫn mang lại cho tôi cảm giác rất đỗi bình yên với những khu vườn chẳng khác gì ở quê- với đàn gà, luống rau. Vào mỗi buổi chiều, tôi thường tản bộ ra bến sông ở các làng vùng ven để được nhìn ngắm cảnh bà con tấp nập đi làm về trên những chiếc thuyền độc mộc chở đầy nông sản; mọi người cùng xuống bến sông giặt giũ, trò chuyện vui vẻ sau một ngày làm việc vất vả.

Rồi những chuyến công tác về vùng sâu, vùng xa, tôi được hòa mình để khám phá nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, Rơ Mâm, Hre. Hay những mùa lễ hội, tôi được chìm đắm trong những đêm bất tận bởi âm thanh của cồng chiêng, của những điệu múa xoang bên mái nhà rông tuyệt đẹp.

Để rồi sau đó mới chợt nhận ra rằng, mình đã yêu Kon Tum từ bao giờ không biết nữa.

Đến Kon Tum không chỉ có nét đẹp văn hóa của đồng bào các DTTS, mà du khách còn bị mê hoặc bởi những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn từ huyền sử đến lịch sử, đó là truyền thuyết về tên gọi Kon Tum- “Làng Hồ”, truyền thuyết bảy hồ-ba thác ở Măng Đen, truyền thuyết về một loài hoa của núi rừng mang tên dã quỳ. Và những câu chuyện lịch sử về Ngục Kon Tum- nơi thực dân Pháp giam cầm những chiến sĩ cách mạng trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), để rồi cũng nơi ấy đã hun đúc tinh thần cách mạng trong chính những con người nơi đây, hình thành nên chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kon Tum- Chi bộ Binh.

Những ngôi làng trong phố vẫn còn gìn giữ, truyền nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: TQ

 

Hay chuyện về Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei- đã đi vào vần thơ nổi tiếng trong bài thơ “Tiếng hát đi đày” của nhà thơ Tố Hữu. Đây là nơi thực dân Pháp ban đầu giam giữ thường phạm người địa phương, sau đó giam giữ tù chính trị ở Kon Tum bị bắt lên làm đường 14. Sau năm 1939, nơi này thành “căng an trí” để giam cầm các chiến sĩ cộng sản mang án chung thân.

Rồi Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh oai hùng, góp phần quan trọng làm nên đại thắng Mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước mà tôi từng được học qua những trang sách giáo khoa.

Tôi rất đỗi tự hào về những đổi thay của quê hương thứ hai của mình. Nếu như ngày trước, đi qua Kon Tum chỉ có một con đường độc đạo, bây giờ tuyến đường tránh vào thành phố Kon Tum đã mở ra, khu trung tâm hành chính của tỉnh cũng được mở rộng về phía Nam cầu Đăk Bla trông thoáng đãng hơn rất nhiều. Và đặc biệt đến nay đã có rất nhiều cây cầu nối hai bờ sông Đăk Bla không chỉ tạo điều kiện cho người dân đi lại, giao thương thuận lợi mà còn tạo cảnh quan thành phố thêm đẹp.

Đây là kết quả từ sự nỗ lực rất lớn của các thế hệ lãnh đạo tỉnh, thành phố Kon Tum và sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt của Trung ương. Đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Và còn nữa, Kon Tum có rất nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai, hứa hẹn đem lại những bứt phá mạnh mẽ trong tương lai không xa cho vùng đất này.

Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum, một vinh dự, tự hào rất lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đó là Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định công nhận thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh, với một diện mạo mới, nhiều khởi sắc hơn- văn minh hơn, hiện đại hơn, xanh-sạch-đẹp hơn.

Dù vậy, tôi vẫn cảm nhận được thành phố vẫn hiền hòa, thơ mộng với một vẻ đẹp rất riêng, rất quyến rũ mà không phải nơi nào cũng có được.

Là một công dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, bản thân tôi nguyện sẽ cố gắng cùng với bao người dân Kon Tum cùng chung sức, đồng lòng góp chút sức lực của mình trong từng việc làm, lĩnh vực công tác để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.   

Tú Quyên

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by