Gần đây, thời tiết nắng mưa thất thường cộng với việc người trồng hoa không nắm được nhu cầu thị trường và sản xuất không có kế hoạch, thêm vào đó lượng hoa nhập từ các tỉnh bạn về giá lại cao, khiến nguồn cung không bảo đảm nhu cầu trên địa bàn, đẩy giá hoa tăng cao.
Chiều 8/7, Hiệp hội doanh nghiệp (HHDN) tỉnh và Công ty TNHH Công nghệ Atalink tổ chức ký kết hợp tác triển khai các giải pháp chuyển đổi số, kết nối các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Xác định rõ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là nền tảng vững chắc phát triển kinh tế-xã hội, vì vậy, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện Tu Mơ Rông đã xác định mục tiêu tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cán bộ và nhân dân trên địa bàn.
Để đảm bảo phong phú nguồn hàng, ổn định giá cả, không để các đối tượng lợi dụng găm hàng, tăng giá, trục lợi…, Sở Công thương phối hợp với các doanh nghiệp chủ động triển khai dự trữ và phương án cung ứng các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo ổn định thị trường mà còn giúp người dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống trong trường hợp xảy ra mưa bão, lũ lụt.
Nắm bắt thị trường, xu hướng phát triển và tận dụng những lợi thế về khí hậu, thiên nhiên ưu đãi, một số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ, sản xuất hữu cơ cho ra sản phẩm sạch, đồng thời liên kết phát triển vùng nguyên liệu đi sâu vào chế biến sản phẩm… Đó là xu hướng đang được các hợp tác xã chú trọng phát triển nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Ngày 3/7, tại thành phố Kon Tum, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Chương trình OCOP khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2020.
Dồn đổi, tích tụ đất đai để hình thành “cánh đồng lớn” là hướng đi tất yếu để nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững. Và trên thực tế, sau 3 năm triển khai (2017-2020), chủ trương này đã có những tác động tích cực tới sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để “cánh đồng lớn” thật sự “lớn” vẫn cần những nhóm giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc giá cá sấu những năm gần đây giảm đi là do nhiều tỉnh trong nước nuôi ồ ạt với số lượng lớn, cung lớn hơn cầu. Hơn nữa, mấy tháng gần đây, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, các thương lái không thể xuất sang thị trường Trung Quốc và Châu Âu nên chỉ mua với giá thấp để về giữ hàng, không dám mua nhiều.
Sâm Ngọc Linh đã có thương hiệu nên giá sâm củ được bán khá đắt, đến vài chục triệu đồng/1kg sâm củ tươi. Vì vậy, hiện nay, sâm Ngọc Linh giả đang bị một số đối tượng trộn lẫn với sâm Ngọc Linh thật rao bán trên mạng xã hội khiến người dân không biết đâu là thật, đâu là giả. Họ mong muốn ngành chức năng cần có sự kiểm soát, quản lý, xử lý nghiêm để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Nhiều người cho rằng, Kon Tum đang “cầm vàng trên tay” với việc Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm củ “Ngọc Linh”
và cà phê “Đăk Hà”. Tuy nhiên, để có “vàng” đã khó, giữ được “vàng”, không để “vàng” rơi và cho “vàng” sinh lợi lại càng khó hơn, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, hiệu quả.
Từ giữa tháng 5/2020 đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở huyện Ngọc Hồi có nhiều diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Trước tình hình đó, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương nơi có ổ dịch xảy ra triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
An toàn cho các hồ đập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống lũ lụt mùa mưa bão nhằm bảo vệ sản xuất, tài sản của Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra. Vì vậy, thời điểm này, các ngành, các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh.
Năm 2008, có 28 hộ dân thôn Kon Đrei (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) liên kết với Nông trường Cao su Thanh Trung (Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum) trồng 34 ha cao su. Tuy vậy, đến nay, toàn bộ diện tích vườn cây vẫn chưa được khai thác. Bà con đã kiến nghị nhiều lần, chính quyền địa phương cũng quan tâm đặt vấn đề, song đến nay, thực tế này vẫn chưa được giải quyết.
Sáng 25/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Đăk Hà tổ chức Hội nghị Sản xuất nông nghiệp trong Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội, thách thức và phát triển.
Từ đầu năm đến nay, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, tạo thế và lực để bứt phá trong giai đoạn mới.
Những năm qua, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) đã huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, hỗ trợ người dân trên địa bàn xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân.
Phát huy kết quả từ những mô hình trồng bí Nhật, cà chua, dâu tây, mô hình thủy canh rau các loại…, hiện nay, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang cùng với doanh nghiệp triển khai mô hình trồng dưa lưới thủy canh hồi lưu, bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Trong 2 ngày, 22 -23/6, UBND huyện Đăk Hà phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Đăk Hà đợt 1 năm 2020.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.