Trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành gỗ bị dừng các đơn hàng và dự báo khó khăn có thể tiếp tục kéo dài từ 3 - 6 tháng tới, thậm chí là tác động kép nhiều vòng đến cuối năm và kéo dài sang năm 2021.
Sáng 19/6, tại thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô), Hiệp hội Mắc ca Việt Nam phối hợp với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chi nhánh tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo tập huấn đầu vườn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.
Giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu bảo tồn và nhân giống một số loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu, có giá trị dược liệu cao tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông. Việc khai thác bền vững nguồn dược liệu tự nhiên này đạt trữ lượng trên 50 tấn nguyên liệu/năm và phát triển 2.500 ha vùng nuôi trồng dược liệu tập trung.
Sáng 17/6, UBND xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) phối hợp với các ngành chức năng của huyện tiến hành tiêu hủy 25 con lợn (tổng trọng lượng trên 1.550 kg) bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.
Nắng hạn kéo dài, mùa mưa đến muộn khiến cho người trồng cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà không chỉ phải tốn kém, vất vả mà còn thấp thỏm lo lắng về năng suất của vụ cà phê này.
Không còn là xã vùng biên hẻo lánh, sau nhiều năm trở lại, được đi trên các đường làng được bê tông hóa, ngắm nhìn những dãy đồi cao su bạt ngàn, những trang trại cây ăn quả sum sê xanh tốt, gặp những con người nông dân chân chất, hào sảng bàn về phát triển kinh tế, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng về sự chuyển mình và đổi thay nhanh ở xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy).
Vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đăk Tơ Lung (huyện Kon Rẫy) đã vinh dự đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Đây là niềm vui, tự hào và cũng là tiền đề để cán bộ và nhân dân xã Đăk Tơ Lung tiếp tục đoàn kết, phấn đấu nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.
Ngày 13/6, tại xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà), Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ thương mại ứng dụng công nghệ cao Bắc Tây nguyên Farm tổ chức Hội nghị thành lập và ra mắt HTX.
Thực hiện Kết luận số 366-KL/TU ngày 17/2/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến nay qua hơn 3 năm triển khai, huyện Kon Plông đã phát huy tối đa thế mạnh của địa phương để từng bước chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hiện đại.
Từ năm 2019 đến nay, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư lắp đặt, sử dụng điện mặt trời áp mái. Đây là hướng đi đang được Chính phủ khuyến khích, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, người dân và góp phần bảo vệ môi trường.
Vụ mùa năm nay, huyện Đăk Glei có kế hoạch trồng mới hơn 230 ha sâm dây tại các xã Xốp, Mường Hoong, Ngọc Linh. Trong cao điểm mùa khô, bà con nông dân các địa phương đã tranh thủ làm đất và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuống giống khi có mưa xuống, đảm bảo tỷ lệ cây sống và sâm dây sinh trưởng, phát triển tốt.
Ngày 12/6, Công ty Bảo hiểm Vietinbank Tây Nguyên (VBI) phối hợp với Vietinbank Chi nhánh Kon Tum tổ chức chi trả bồi thường bảo hiểm người vay vốn cho 2 khách hàng với tổng số tiền 280 triệu đồng.
Nói không cần sách, mách ra mô hình, thi đua giúp nhau làm kinh tế, hội viên Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh chủ động liên kết, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ giúp nhau thi đua sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế.
Thời gian qua, các cấp chính quyền và ngành chức năng của huyện Kon Plông đã nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nước ta cơ bản được đẩy lùi, huyện Kon Plông kịp thời đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn thiết lập “trạng thái bình thường mới” và đạt được những kết quả bước đầu trong thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ, UBND tỉnh đã đề ra. Trong đó, kích cầu tăng trưởng, phát triển du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu của địa phương nhằm góp phần phục hồi phát triển kinh tế “hậu dịch bệnh Covid-19”…
Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là một trong những giải pháp quan trọng góp phần vào việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Đứng trước những khó khăn, thách thức vì mủ cao su rớt giá, Đảng ủy, lãnh đạo Công ty TNHH MTV 78 (gọi tắt là Công ty 78 - Binh đoàn 15) vận dụng linh hoạt phương thức lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh, đưa Công ty vượt qua khó khăn, đảm bảo đời sống cho cán bộ, chiến sĩ và người lao động.
Dịch bệnh Covid- 19 có những tác động tiêu cực cho các hợp tác xã nông nghiệp, nhưng đây cũng được coi là cơ hội để tái cơ cấu sản xuất theo chuỗi khép kín, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất.
Thời gian qua, Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm triển khai tại tỉnh đã phát huy hiệu quả, qua đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở nông thôn.
Bắt đầu trồng thử nghiệm vào tháng 8/2019, sau 6 tháng chăm sóc, mô hình trồng chanh dây hữu cơ của anh Đặng Công Kiên (45 tuổi) ở thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi đã cho kết quả ngoài mong đợi.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.