Những tháng đầu năm 2020, cùng với tình trạng hạn hán gay gắt, dịch bệnh Covid-19 lại xảy ra, tạo nên “tác động kép” tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta. Vì vậy, ngay sau dịch bệnh Covid - 19 được kiểm soát, ngăn chặn, Chính phủ đề ra chủ trương xác lập “trạng thái bình thường mới” nhằm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường, phục hồi tăng trưởng, phát triển kinh tế; ngành Nông nghiệp và các địa phương kịp thời đề ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, đưa nông nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức.
Việc thúc đẩy kết nối tiêu thụ, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh phân bố rộng rãi trên thị trường sẽ tạo động lực kích thích để các chủ thể tích cực đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng sản phẩm để chương trình OCOP thực sự mang lại ý nghĩa thiết thực.
Huyện Tu Mơ Rông có trên 86.000ha đất rừng tự nhiên, khí hậu mát mẻ, trong lành, có rất nhiều loài dược liệu quý hiếm, giá trị cao. Cùng với đó, địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và hơn 95% dân số là đồng bào DTTS tại chỗ còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Những yếu tố thuận lợi này là cơ hội cho địa phương phát triển tiềm năng du lịch cộng đồng gắn với vùng nông nghiệp công nghệ cao để tạo nên các chuỗi sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, homestay.
Hướng đến sản phẩm sạch, nâng cao giá trị sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường… là những mục tiêu hướng đến thông qua việc áp dụng mô hình trồng mít xen sầu riêng tại xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà đang được đầu tư theo tiêu chuẩn của Global GAP.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Kon Tum bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, triển khai có hiệu quả các chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và ngoại hối bảo đảm hệ thống ngân hàng trên địa bàn hoạt động an toàn, hiệu quả.
Sáng 5/6, tại Cục Quản lý thị trường tỉnh, Hội đồng xử lý tang vật tỉnh tổ chức tiêu hủy các mặt hàng vi phạm hành chính bị lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh tịch thu trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020.
Theo thời vụ, mùa khai thác mủ cao su đã bắt đầu cách đây hơn 1 tháng, tuy nhiên, nhiều hộ trồng cao su trên địa bàn tỉnh vẫn “án binh bất động” không tiến hành khai thác mủ do giá mủ đang ở mức thấp, năng suất sụt giảm.
Không thua kém các “đàn anh, đàn chị” ở thủ phủ cà phê Đăk Hà, thương hiệu Cà phê đặc sản Đăk Mar của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Thế hệ mới (THM) Đăk Mar (huyện Đăk Hà) tuy “trình làng” chưa lâu, nhưng đã tạo được dấu ấn với khách hàng.
Dám nghĩ dám làm, cộng với niềm đam mê sản xuất nông nghiệp, một nhóm bạn trẻ ở thành phố Kon Tum đã hồi sinh vùng đất trống đồi trọc ở xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) bằng cách trồng dưa lưới theo mô hình hiện đại.
Trong đợt tổng kiểm tra phương tiện cơ giới đường bộ từ ngày 15/5 - 14/6/2020, bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe máy là một trong những loại giấy tờ mà lực lượng chức năng kiểm tra. Do đó, để tránh bị phạt, những ngày qua, nhiều người dân đổ xô mua bảo hiểm xe máy khiến thị trường này trở nên sôi động và cũng lộn xộn hơn bao giờ hết.
Toàn tỉnh có hơn 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp nên việc mở rộng đất sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 98.335,6 ha sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp.
Những năm gần đây, việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu các cấp mở ra cơ hội phát hiện và tôn vinh nhiều sản phẩm CNNT có chất lượng, giá trị sử dụng cao và có tiềm năng phát triển sản xuất. Hoạt động này đã trở thành đòn bẩy để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu hàng hoá, qua đó thúc đẩy CNNT phát triển.
Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh ta đã được kiểm soát, 10/10 huyện, thành phố đều hết dịch. Dẫu vậy, công tác tái đàn lợn sau dịch hiện đang diễn ra rất chậm và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Pờ Ê (huyện Kon Plông) vinh dự và vui mừng đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, trở thành xã đầu tiên của Kon Plông về đích. Đây là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Pờ Ê.
Dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân tỉnh ta nói chung và của người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum nói riêng. Vì vậy, với vị thế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội của tỉnh, thành phố Kon Tum đề ra nhiều giải pháp khôi phục, thúc đẩy các hoạt động kinh tế- xã hội nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2020, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
4 tháng nay, người dân sinh sống hai bên đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum phải sống trong cảnh ô nhiễm bụi và tiếng ồn vì hàng trăm lượt xe tải chở vật liệu, đất đá qua lại nhưng không phủ bạt chắn.
Xã Đăk Cấm (thành phố Kon Tum) đăng ký về đích xã nông thôn mới trong năm 2020. Đến nay, xã đã đạt được 15/19 tiêu chí. Để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới còn lại, xã Đăk Cấm đang huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để sớm được công nhận xã nông thôn mới theo đúng lộ trình.
Hiện nay, thành phố Kon Tum đang thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị, các khu đô thị mới, đẩy mạnh đầu tư phát triển các cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Các dự án này sẽ góp phần giúp thành phố Kon Tum sớm hoàn thành mục tiêu trở thành đô thị loại II trong tương lai. Tuy nhiên, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án còn làm người dân băn khoăn, nhất là ở Dự án tuyến tránh thành phố Kon Tum.
Nguồn thu từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không chỉ giúp bà con huyện Tu Mơ Rông có thêm điều kiện phát triển các mô hình kinh tế mà qua đó còn gắn trách nhiệm để mỗi người dân, cộng đồng gắn bó, góp sức bảo vệ rừng.
Những năm qua, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chính quyền xã Măng Cành phối hợp ngành chức năng của huyện Kon Plông tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân triển khai nhiều mô hình trồng cây dược liệu. Qua đó, một số mô hình bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.