Khu vực rừng nguyên sinh của huyện Kon Plông hiện là nơi sinh sống của nhiều động vật nguy cấp và quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Các cấp, các ngành cùng các tổ chức bảo tồn, nghiên cứu động vật hoang dã đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý hiếm này.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, Huyện ủy Đăk Glei đã xác định phát triển cây dược liệu là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2015-2020. Trong đó, với những lợi thế từ khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, cây sâm dây đã được huyện chú trọng quan tâm, đang từng bước dần trở thành thế mạnh đặc trưng của huyện.
Nhiều thanh niên trong tỉnh và ngoài tỉnh đã khởi nghiệp thành công trên mảnh đất Kon Tum mang lại cuộc sống ấm no cho bản thân, gia đình; giải quyết việc làm cho nhiều lao động làm dấy lên phong trào khởi nghiệp tại quê nhà. Không ít bạn trẻ dám từ bỏ cơ hội làm việc tại các thành phố lớn, về quê Kon Tum chọn nhiều lĩnh vực để khởi nghiệp.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể huyện Đăk Tô đã lãnh đạo, phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tích cực các phong trào thi đua gắn với xây dựng nông thôn mới, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Những ngày qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với số lượng ca mắc trong cộng đồng tăng nhanh và lây lan ra nhiều tỉnh, thành trên cả nước kéo theo sự “nóng” lên của thị trường khẩu trang y tế trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu mua khẩu trang y tế của người dân lại tăng cao khiến mặt hàng này lại trở nên khan hiếm và tăng giá.
Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 09/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Quyết định số 31/QĐ-UBND, ngày 10/01/2019 của UBND tỉnh về 3 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế- xã hội, huyện Sa Thầy phát huy sự năng động, sáng tạo, khai thác hiệu quả các nguồn lực và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật là trong công tác chỉnh trang đô thị.
Là một huyện biên giới, có nhiều khó khăn, nhưng trong nhiệm kỳ qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sa Thầy giành được nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành nhiều mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện đề ra và tạo tiền đề phát triển mới.
Qua việc triển khai có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Sa Thầy có nhiều khởi sắc, hệ thống hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu người dân; đời sống vật chất và tinh thần người dân ngày càng được nâng cao.
Tu Mơ Rông là huyện thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, nhất là vào mùa mưa bão. Hằng năm, huyện Tu Mơ Rông luôn chủ động đưa ra các phương án, kế hoạch ứng phó với thiên tai nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại về vật chất, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Ngày 24/7, tại khách sạn Đông Dương, thành phố Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Fauna & Flora International (FFI) và Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) tổ chức Hội thảo Bảo tồn đa dang sinh học gắn liền với phát triển sinh kế bền vững.
Sáng 22/7, Sở Công thương tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa các siêu thị, nhà bán lẻ với các chủ thể trong chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm tham gia kết nối tiêu thụ hầu hết đều đã được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 2 - 4 sao, một số là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2020.
Sau 3 năm thực hiện chủ trương dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng cánh đồng lớn thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Kết luận số 366-KL/TU, ngày 17/2/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Chiều 16/7, Sở Công thương tổ chức trao quyết định và giấy chứng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho các đơn vị có sản phẩm được bình chọn.
Với những lợi thế nổi trội cùng với thực hiện các chính sách xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, huyện Đăk Hà đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến khảo sát, lập dự án đầu tư trên các lĩnh vực: du lịch, dịch vụ, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao.
Như nhiều người dân khác, tôi theo dõi khá sát diễn biến Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa XI và đặc biệt ấn tượng khi biết kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng dương, dù bị bủa vây giữa quá nhiều khó khăn.
Sáng 14/7, UBND huyện Đăk Hà tổ chức Lễ khởi công xây dựng đường giao thông nông thôn từ thôn 7 đi thôn 9, xã Đăk Hring. Đây được chọn là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đăk Hà lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Trong những năm qua, với nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp của Nhà nước và sự định hướng sản xuất của ngành Nông nghiệp và các cấp Hội Nông dân, nhiều nông dân ở thị trấn Đăk Rve (huyện Kon Rẫy) mạnh dạn phát triển nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm được thị trường trong và ngoài tỉnh ưu chuộng.
Việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua đã mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, lợi thế của huyện Đăk Hà. Đây được coi là sân chơi lớn để doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi tắt là chủ thể) hoàn thiện sản phẩm, khẳng định chỗ đứng trên thị trường.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.