Hàng nghìn lượt người nghèo, đối tượng chính sách, người dân vùng đồng bào dân tộc khó khăn trên địa bàn tỉnh được vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế; nhiều người dân có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu…Đó là hiệu quả mang lại từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.
Với mật độ rừng che phủ khá cao và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển các loài cây dược liệu, trong những năm gần đây, thực hiện Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, UBND huyện Kon Plông đã vận động nhân dân cùng các doanh nghiệp tư nhân đứng chân trên địa bàn tập trung phát triển cây dược liệu để từng bước tiến tới giảm nghèo bền vững cho người dân, làm giàu cho quê hương, đất nước.
Tu Mơ Rông là “thủ phủ” của dược liệu. Nơi đây nổi tiếng với nhiều loại dược liệu quý như sâm dây, sâm Ngọc Linh… Sống trên “đất thuốc”, người dân Tu Mơ Rông đang tận dụng lợi thế đó để thoát nghèo, vươn lên làm giàu. “Sức sống mới” đang hiện hữu ngay dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ...
Nhờ sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của người dân, đến hết năm 2018, xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi) đã cơ bản thực hiện hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện, địa phương đã hoàn tất các thủ tục và đề nghị UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào những tháng đầu năm 2019.
Năm Mậu Tuất 2018 đi qua với không ít khó khăn, bất lợi cho nhà nông về biến động giá cả vật tư đầu vào, về đầu ra nông sản chưa ổn định… Với những người quanh năm chân lấm tay bùn, ước mong cho năm mới, ngoài mưa thuận gió hòa là tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, là sản xuất ra những sản phẩm an toàn, hướng tới tiêu thụ lớn…
Chư Mom Ray - di sản thiên nhiên ASEAN không chỉ được biết đến bởi sự đa dạng sinh học mà còn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Việc gắn kết bảo vệ rừng với phát triển du lịch sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội và tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.
Từ ngày mùng 3 Tết, nhiều chợ trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh hoạt động nhộn nhịp trở lại. Giá cả hầu hết các mặt hàng thiết yếu đều ở mức ổn định, không có biến động lớn, ngoại trừ một vài mặt hàng tươi sống có mức tăng nhẹ.
Với chủ đề ra quân đầu xuân Kỷ Hợi 2019 của tỉnh năm nay là “Xây dựng hạ tầng nông thôn gắn với cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn và đẩy mạnh phát triển sản xuất nâng cao thu nhập người dân”, sáng 12/2, đồng loạt các huyện, thành phố trong tỉnh đã tổ chức ra quân với nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, sáng 12/2, các xã, phường của thành phố Kon Tum đã đồng loạt tổ chức ra quân xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh đầu xuân Kỷ Hợi 2019. Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân, bà con nhân dân tại các thôn (làng), tổ dân phố ai nấy đều chung niềm vui, háo hức tham gia các hoạt động, thể hiện quyết tâm chung tay, góp sức xây dựng xã đạt các tiêu chí nông thôn mới và phường đạt chuẩn văn minh đô thị.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh, đến nay, các hộ nghèo ở vùng Đông Trường Sơn huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông trồng 1.453ha cà phê chè. Kết quả của việc thực hiện Đề án cho thấy cây cà phê xứ lạnh đang phát huy hiệu quả kinh tế và thực sự là “cần câu” giúp người dân giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Những năm qua, Hội Nông dân xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) luôn đẩy mạnh các phong trào thi đua, nhất là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu chính đáng”. Qua đó, đã giúp nhiều hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Có chức năng quản lý nhà nước đối với các khu, cụm công nghiệp, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, năm 2018 Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum tiếp tục chọn cải cách hành chính làm khâu đột phá trong thu hút đầu tư. Kết quả cho thấy nhờ đơn giản thủ tục hành chính, xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi, thân thiện và trách nhiệm, nhiều nhà đầu tư đã chọn tỉnh Kon Tum làm bến đỗ dù địa phương còn khó khăn hơn nhiều so với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên.
Được thành lập từ tháng 3/2015, huyện biên giới Ia H’Drai cách thành phố Kon Tum khoảng 150km về phía tây nam, chiều dài biên giới khoảng 76,4km tiếp giáp với tỉnh Rattanakiri (Campuchia), có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng-an ninh. Vượt qua bao khó khăn, trở ngại, quân và dân huyện Ia H’Drai đang từng ngày chung tay xây dựng huyện lớn mạnh….
Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của toàn ngành công nghiệp; nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, tỉnh ta đã xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ để tạo đà thúc đẩy sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Thực hiện chủ trương của tỉnh, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với các huyện, thành phố, doanh nghiệp từng bước đưa sản xuất nông nghiệp đi vào chiều sâu và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân.
Vượt qua gian nan, nhọc nhằn của một huyện nghèo vùng sâu, sau 14 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền huyện Tu Mơ Rông, với sự cần cù, chịu khó của nhân dân các dân tộc trên địa bàn trong xây dựng, vùng đất Tu Mơ Rông ngày càng đổi thay tích cực, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng lên. Để tạo nên những đột phá mới, huyện Tu Mơ Rông xác định, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, quyết tâm đưa địa phương vượt qua nghèo khó, từng bước phát triển bền vững.
Mùng 3 Tết, các chợ trên địa bàn thành phố Kon Tum đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Ngoài bán mua các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, với nhiều người buôn bán, phiên chợ đầu năm còn là để mở hàng lấy may; còn với người mua, đi chợ là để “rinh” chút lộc đầu xuân.
Gác sang bên bộn bề công việc, tôi trở lại Sa Thầy. Ngày cuối năm, đất trời và lòng người Sa Thầy đều như rạo rực “khúc hát mùa xuân”. Dù không đi được hết, nghe được hết, nhưng tôi cảm nhận được mạch sống đang mạnh mẽ xuôi chảy, đang tự tin vươn tới...
Chưa năm nào vào thời điểm cận Tết mà giá rau xanh lại rớt thê thảm và tiêu thụ khó khăn như năm nay. Thế nên, dù được mùa nhưng những người trồng rau ở các vùng chuyên canh rau của thành phố Kon Tum lại kém vui...
Một ngày cuối năm 2018, chúng tôi tìm về vùng đất ngàn thông Kon Plông - nơi gợi sự tò mò cho bất cứ ai khi nghe về nó. Ngoài những câu chuyện kể về “bảy hồ, ba thác”, truyền thuyết về vùng đất T’Măng Deeng (Măng Đen), những câu chuyện về tâm linh, Kon Plông còn có những cánh rừng nguyên sinh, những cánh rừng thông bạt ngàn trong gió, với sương mù, hơi lạnh và mây bay chập chùng gợi lên bao điều quyến rũ.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.