Những ngày cuối năm, chúng tôi có chuyến công tác về xã biên giới Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei). Đi qua các thôn, làng ở xã biên giới nơi đây, sắc xuân đang tràn ngập. Cảnh sắc núi non hùng vĩ và hoa cỏ mùa xuân trải khắp triền đồi, khiến chúng tôi quên cả cái lạnh về chiều buốt thịt da.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen hướng sản phẩm đến nhu cầu và thị trường tiêu thụ.
Những ngày cuối năm, tại các cơ sở sản xuất mộc, thép, cơ khí, đá granite...ở làng nghề Hno (phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum), không khí lao động nhộn nhịp, khẩn trương hơn bao giờ hết. Các cơ sở sản xuất đang dồn hết nhân lực, vật lực chạy đua cùng thời gian để cố gắng tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho thị trường Tết.
Triển lãm "Di sản văn hóa, sâm Ngọc Linh - Báu vật đại ngàn" do tỉnh Kon Tum phối hợp Bảo tàng lịch sử quốc gia tổ chức tại Thủ đô Hà Nội để lại ấn tượng sâu sắc trong công chúng Thủ đô. Những giá trị văn hóa, đặc biệt là “Báu vật đại ngàn - sâm Ngọc Linh” của vùng đất Kon Tum được người dân Thủ đô nhiệt tình đón nhận.
Là loại cây trồng không cần vốn đầu tư nhiều, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng miền núi, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, lại có giá trị kinh tế nên bời lời là loại cây được nhiều người tập trung trồng. Tuy nhiên, khoảng gần 2 năm nay giá vỏ cây bời lời giảm mạnh khiến không ít người dân trồng loại cây này “đứng ngồi không yên”, bởi vườn cây khi đến kỳ khai thác, nếu không khai thác thì tiếc của, khai thác thì không bù đắp được chi phí bỏ ra...
Chiều 21/1, Sở Công thương phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Lễ trao tặng máy nông cụ cho các hợp tác xã và hộ sản xuất tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Đó là một hành trình dài đằng đẵng, không tính bằng tháng, bằng năm. Trong hành trình ấy cần có sự chung sức, nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp và chính người dân sống trong vùng sâm...
Có dịp về 3 xã: Xốp, Mường Hoong và Ngọc Linh của huyện Đăk Glei, chúng tôi đã được nghe những câu chuyện bà con liên kết trồng sâm Ngọc Linh tự nhiên. Ai cũng hy vọng sẽ được đổi đời từ loại cây này...
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại xã Mô Rai, xã biên giới của huyện Sa Thầy để rồi lạc vào giữa màu xanh bạt ngàn của cao su, cà phê. Qua khỏi thị trấn Sa Thầy khoảng vài chục km đường rừng, chúng tôi đã nhìn thấy những lô cao su xanh ngắt che kín những quả đồi năm xưa phơi trần trong nắng gió. Thấp thoáng dưới những vườn cây ăn trái là những ngôi nhà của bà con các dân tộc Rơ Măm, Ja Rai và những người công nhân làm tại Công ty 78 (Binh đoàn Tây Nguyên). Thật khó khăn, vất vả nhưng sau hơn 5 tiếng đồng hồ đi từ thành phố Kon Tum, chúng tôi đã đến được trung tâm xã.
Đã thành thông lệ, trước, trong và sau Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân bao giờ cũng tăng mạnh. Vào những thời điểm này, cùng với nỗi lo về giá cả “nhảy múa” thì vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của nhiều mặt hàng, nhất là các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu luôn là điều khiến người tiêu dùng phải thấp thỏm lo âu.
Trong triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, theo lộ trình đề ra, xã Kroong (thành phố Kon Tum) đạt nông thôn mới sau năm 2020. Những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc tích cực của các tầng lớp nhân dân và cùng sự huy động các nguồn lực xã hội, đến nay xã Kroong đã đạt được 13/19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới...
Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã phân công cán bộ phụ trách Tổ 04 tăng cường bám xã; phối hợp với cấp uỷ, chính quyền xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy) tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Thị trường mua sắm hàng tiêu dùng đang bước vào thời gian cao điểm. Để thu hút khách hàng, kích cầu tiêu dùng, các nhà sản xuất, nhà bán lẻ trên địa bàn tỉnh đang tung ra nhiều chương trình khuyến mãi...
Trong các loại cây ăn quả được trồng ở tỉnh, lâu nay chúng ta thường biết đến với các cây trồng truyền thống như bơ, sầu riêng, vú sữa, mít, dưa hấu..., nhưng gần đây có thêm loại cây trồng mới có quả ngon, giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao là táo. Quả táo được trồng trên địa bàn tỉnh ta, có lẽ do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên có vị giòn thơm, ngọt thanh hơn hẳn táo được trồng ở nơi khác.
Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông đã tạo mọi điều kiện, ưu tiên nguồn vốn ưu đãi để giải ngân nguồn vốn kịp thời cho các hộ nghèo, các đối tượng chính sách, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương. Chính từ nguồn vốn ấy, các hộ gia đình nghèo trên địa bàn có thêm điều kiện đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu thập và vươn lên thoát nghèo.
Là một huyện miền núi, biên giới, Sa Thầy có 57% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS); đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Chính vì vậy, những năm qua huyện đã có nhiều chính sách quan tâm, gắn với việc phát huy hiệu quả chính sách đầu tư của Nhà nước hỗ trợ hộ ĐBDTTS nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Thành lập mô hình liên kết sản xuất cà phê hữu cơ (cafe organic) và trồng luân canh những giống cây như: khoai lang, dưa hấu… trên diện tích đất chờ tái canh cà phê là những hướng đi mới, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của nông dân Đăk Hà.
Sau 20 năm thành lập, phường Lê Lợi (thành phố Kon Tum) phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đó là kết quả của sự nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc quyết liệt của các đoàn thể chính trị-xã hội và sự đoàn kết, đồng thuận của nhân dân trên địa bàn phường. Phát huy thành quả đó, phường Lê Lợi đang tiếp tục khai thác hiệu quả các lợi thế để đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội...
Năm 2014, huyện Kon Plông bắt đầu triển khai Đề án hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh (Catimo) cho hộ nghèo trên địa bàn. Nhờ cây cà phê, nhiều hộ dân đã có thu nhập ổn định. Từ hiệu quả kinh tế mang lại, đến nay, huyện Kon Plông tiếp tục có hướng liên kết với các doanh nghiệp để thu mua, bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, tiến tới xây dựng thương hiệu cà phê xứ lạnh.
Mùa khô, vùng đất Đăk Hring (Đăk Hà) cuồn cuộn gió. Trên các sườn đồi, cây cối dần ngả màu vàng vì gió và thiếu nước. Tuy nhiên, trong nhiều nhà vườn, cây cối vẫn xanh và tràn đầy nhựa sống. Đó là kết quả bước đầu của việc triển khai mô hình kinh tế vườn mang lại từ việc cải tạo vườn tạp tại địa phương, góp phần vào phát triển kinh tế hộ gia đình…
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.