Những năm cuối của thế kỷ XX, cũng như bao người dân từ Kinh Môn (Hải Dương) vào thôn Kon Tu Pêng (xã Pô Kô, huyện Đăk Tô) đi lập nghiệp, từ không một đồng vốn lận lưng, nay vợ chồng anh Nguyễn Văn Nhẫn, 41 tuổi có thể tự hào với mọi người vì những gì làm được từ chính bàn tay và khối óc của mình…
Xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu, từng bước góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội của xã Đăk Pék (huyện Đăk Glei) đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung mọi nguồn lực để tuyên truyền, vận động người dân tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, từng bước giảm nghèo bền vững...
Đề án Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã xác định “Tạo hình ảnh điểm đến, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Kon Tum; xây dựng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, có chất lượng; phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh…, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể...”. Để đạt mục tiêu này, đưa du lịch trở thành một trong số ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo hướng phù hợp và hiệu quả là vấn đề cần quan tâm.
Mặc dù tỉnh ta chưa xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi và các ngành chức năng cũng đã khuyến cáo loại bệnh này không lây sang người, song sức mua các sản phẩm từ thịt lợn trên thị trường vẫn giảm. Người dân lo lắng, thờ ơ, thịt lợn ế ẩm, người bán than thở trong suốt những ngày gần đây.
Từ tiền dịch vụ môi trường rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô tăng cường giao khoán rừng cho cộng đồng, nhóm hộ, người lao động và phối hợp với các ngành kiểm soát có hiệu quả tài nguyên rừng; đồng thời phát huy hiệu quả chính sách phát triển sâm Ngọc Linh.
Theo Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 5/7/2018 của UBND tỉnh Kon Tum, danh mục 15 dự án phát triển theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn đã được xác định. Vừa là mục tiêu được phấn đấu thực hiện, các chuỗi giá trị này vừa tạo động lực thúc đẩy nâng cao giá trị nông sản, hình thành và phát triển thương hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và bà con nông dân.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ, ngày 10/1/2019, UBND tỉnh có Quyết định số 31/QĐ-UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện 3 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, trong đó phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác gắn với xây dựng liên kết chuỗi giá trị và phát triển thương hiệu... được đặt lên hàng đầu.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7/2019 là hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu cà phê, cùng một số mặt hàng, món ăn đặc sản của người dân các tỉnh Tây Nguyên. Trong chuỗi các hoạt động ấy, tỉnh Kon Tum có một số đơn vị sản xuất, chế biến cà phê tham gia trưng bày sản phẩm cà phê và một số cơ sở khác đem đến món ẩm thực, những sản vật từ núi rừng Ngọc Linh và đã tạo được nhiều ấn tượng trong lòng khách gần xa…
Năm 2018, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) đã thực hiện tích cực công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tự nguyện hiến đất, di dời các vật kiến trúc để thực hiện bê tông các tuyến đường liên thôn và xây dựng các khu dân cư mới, góp phần xây dựng, chỉnh trang, nâng cấp đô thị ngày càng hiện đại, sạch, đẹp hơn.
Từ nguồn hỗ trợ của Hội LHPN các cấp, nhiều phụ nữ ở Kon Rẫy đã mạnh dạn khởi nghiệp. Các chị đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn để phát triển sản xuất, kinh doanh góp phần giảm nghèo có hiệu quả ở địa phương.
Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây không nung là một chủ trương đúng đắn nhằm giảm thiểu tác hại của gạch nung, bảo vệ môi trường. Để thúc đẩy phát triển vật liệu xây dựng không nung, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung; và gần đây nhất là Nghị định 24a/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng; trong đó khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là xu hướng tất yếu, khâu then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tại địa bàn tỉnh Kon Tum, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói chung, trồng rau, hoa nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, thực tế vẫn còn một số vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực không ít tiềm năng này.
Đầu năm, chúng tôi có dịp về thăm các trang trại nuôi heo. Thời điểm này giá heo trên thị trường tăng trở lại, đây là dấu hiệu đáng mừng, giúp giải tỏa tâm lý người chăn nuôi. Với mức giá như hiện nay, các trang trại và nông dân nuôi heo có lãi nhưng nhiều trang trại chưa dám tăng đàn, mở rộng quy mô để tránh rủi ro.
Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội Phụ nữ trong việc góp phần xây dựng “gia đình ấm no, hạnh phúc”. Vì vậy, thời gian qua, Hội LHPN huyện Sa Thầy có nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên phát triển kinh tế hộ gia đình, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Ngày 6/3, Cục Thuế Kon Tum tổ chức Hội nghị Phổ biến nội dung Thông tư 132/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/12/2018 về hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ và đối thoại trực tiếp với người nộp thuế lần thứ I/2019.
Khai thác tiềm năng, phát huy những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế, năm 2019, huyện Kon Rẫy xây dựng mục tiêu chiến lược phù hợp và triển khai có hiệu quả các biện pháp phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân địa phương.
Những tháng đầu năm 2019 là khoảng thời gian khó khăn với người nông dân khi nhiều mặt hàng nông sản “rớt giá” thê thảm. Từ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đến các loại nông sản thời vụ đều đang có mức giá bán ra rất thấp.
Không chỉ được bán tươi hoặc khô dùng để ngâm rượu, nấu nước uống, chế biến nước giải khát, Tết Kỷ Hợi 2019 này, từ củ sâm dây còn “trình làng” thêm sản phẩm: mứt sâm dây. Ngon, độc, lạ, bổ dưỡng – mứt sâm dây đã trở thành món ăn được nhiều người dân Kon Tum và các tỉnh, thành lựa chọn thưởng thức trong dịp Tết này.
Mùa khô trên địa bàn huyện Kon Plông thường không dài, chỉ trong vòng mấy tháng của đầu năm mới, nhưng đây lại là khoảng thời gian người dân thường lén lút phát rừng mở rộng nương rẫy trái phép và lâm tặc tăng cường hoạt động. Vì vậy, các lực lượng quản lý bảo vệ rừng ở huyện Kon Plông đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng.
Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau là thời điểm sâm Ngọc Linh ngủ đông. Trong khoảng thời gian này, bà con người Xơ Đăng trồng sâm Ngọc Linh ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông phải liên tục thay nhau ngày đêm canh gác để bảo vệ những luống sâm của gia đình. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng hết sức gian nan, cực khổ bởi mưa lũ, chim chuột và kẻ xấu luôn rình mò, phá hoại các vườn sâm.
Cùng với trang phục, nhạc cụ hay cồng chiêng, cây nêu bên mái nhà rông đã trở thành một biểu tượng linh thiêng, tín ngưỡng văn hóa độc đáo của cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh.